| Hotline: 0983.970.780

Cần phát triển đậu đỗ quy mô sâu rộng

Thứ Hai 25/07/2011 , 09:55 (GMT+7)

Đó là quan điểm đồng nhất tại Hội thảo “Tư vấn định hướng nghiên cứu và phát triển đậu đỗ Việt Nam” do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

Đó là  quan điểm đồng nhất tại Hội thảo “Tư vấn định hướng nghiên cứu và phát triển đậu đỗ Việt Nam” do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

Theo số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT, trong vòng 10 năm qua (2001-2009) năng suất đậu đỗ tăng từ 12,4 lên 14,6 tạ/ha. Diện tích tăng 140 nghìn ha lên 193 nghìn ha. GS.VS Trần Đình Long, Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết, với năng suất và sản lượng đậu đỗ như hiện nay thì Việt Nam đang thiếu nguyên liệu này một cách trầm trọng. Trung bình nhu cầu dùng đậu tương của Việt Nam hàng năm vào khoảng 3 triệu tấn. Năm 2008 ta đã phải nhập khoảng 1,8 triệu tấn bột đậu, 0,13 triệu tấn hạt, 9,81 ngàn tấn dầu đậu nành, với kim ngạch gần 1 tỷ USD. Việt Nam hiện phải phụ thuộc tới 90% từ nguồn đậu tương NK trong khi đó ta có thể tự túc được nguyên liệu.

Còn theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, riêng chăn nuôi dự kiến đến năm 2015 chúng ta cần khoảng 5,5 triệu tấn và năm 2020 cần 6,5 triệu tấn đậu tương chưa kể đến nhu cầu nguyên liệu của hàng loạt NM chế biến dầu, sữa và chế biến thực phẩm từ đậu đỗ đang hoạt động trên lãnh thổ nước ta. Chính vì vậy việc nghiên cứu và phát triển các cây đậu đỗ nói chung và đậu tương nói riêng nhằm tăng năng suất và sản lượng là vô cùng cấp bách.

PGS.TS Mai Quang Vinh (Viện Di truyền NN) cho rằng phát triển đậu đỗ đang gặp một số khó khăn như: sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập trung; chủ yếu sản xuất thủ công nên sản phẩm chưa mang tính hàng hóa cao, chất lượng không đồng đều; giá thành sản phẩm cao nên hiệu quả kinh tế sản xuất đậu đỗ chưa cạnh tranh được với một số sản phẩm nông nghiệp khác ở một số vùng nhất định như vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long nên chưa thuyết phục được người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Để thực hiện phát triển đậu đỗ trên quy mô rộng lớn, theo PGS.TS Mai Quang Vinh chúng ta cần phải quy hoạch vùng trồng cụ thể. Chú trọng thâm canh và mở rộng diện tích những vùng có năng suất cao, diện tích lớn như ĐBSCL và Tây Nguyên, duy trì năng suất và mở rộng diện tích ở ĐBSH, Đông bắc và Tây bắc.

GS.VS Trần Đình Long kiến nghị, trước hết cần phải mở rộng đầu tư nghiên cứu về giống, biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm nâng cao năng suất cây đậu tương; phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cho các vùng trọng điểm để phát huy tối đa năng suất. Cũng cần thiết thành lập Viện nghiên cứu đậu đỗ quốc gia.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất