| Hotline: 0983.970.780

Cần quy định rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu

Chủ Nhật 09/06/2013 , 10:42 (GMT+7)

NNVN giới thiệu những phân tích của ĐBQH Ly Kiều Vân về công tác giám sát việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bà Ly Kiều Vân là Bí thư Huyện ủy Đakrông-Tỉnh ủy viên- ĐBQH tỉnh Quảng Trị-thành viên Hội đồng Dân tộc Quốc hội đã có bài phát biểu về công tác giám sát việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (LTHTKCLP) trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012, đặc biệt là xây dựng nông thôn.  


ĐBQH Ly Kiều Vân phát biểu góp ý về LTHTKCLP tại kỳ hợp Quốc hội lần này

NNVN giới thiệu những phân tích của ĐBQH Ly Kiều Vân về vấn đề đang được quan tâm này. 

TPCP làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi

Nghiên cứu báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (LTHTKCLP)trong sử dụng vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ bản, cũng như qua thực tiễn giám sát, tôi xin tham gia ý kiến như sau:  

Trong điều kiện đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Quốc hội quyết định chủ trương phát hành TPCP cho đầu tư các công trình, dự án quan trọng giai đoạn 2006 - 2012 là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, đã thu được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, ytế, giáo dục.  

Việc làm sáng suốt này tháo gỡ nhiều khó khăn, giúp cho các địa phương, nhất là các địa phương nghèo trong việc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng an ninh cũng như đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. 

Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các dự án, công trình trong lĩnh vực giao thông thủy lợi, y tế, giáo dục, ký túc xá sinh viên, đặc biệt là những tuyến đường giao thông quan trọng của đất nước, đường tuần tra biên giới, đường ôtô đến trung tâm cụm xã, các công trình thủy lợi quan trọng vùng nông thôn miền núi, xóa bỏ trường lớp tạm, xây dựng nhà ở cho giáo viên vùng sâu vùng xa, công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân... đã góp phần thay đổi diện mạo của nông thôn miền núi.  


Lớp học của trường THPT xã Ba Nang, huyện miền núi Đakrông, Quảng Trị

Cụ thể, tổng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ nguồn ngân sách nhà nước và TPCP là 432.787 tỷ đồng. Trong lĩnh vực giao thông, đến hết năm 2012 đã hoàn thành được 771 dự án. Lĩnh vực thủy lợi đã hoàn thành được 641 dự án. Lĩnh vực y tế đã hoàn thành 568 dự án. Chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên đã hoàn thành được 46 dự án. Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên có tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2008-2012 là 30.966 tỷ đồng, đạt 124,5% kế hoạch.  

Nhưng công tác thẩm định đầu tư chưa chặt chẽ

LTHTKCLP là căn cứ pháp lý quan trọng, cần thiết trong thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng, hạn chế lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản . Qua quá trình thi hành LTHTKCLP thông qua việc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý về kinh tế, tài chính, thu nộp ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.  

Tuy nhiên, việc thi hành LTHTKCLP trong sử dụng vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006 - 2012 còn tồn tại một số hạn chế như công tác thẩm định chưa chặt chẽ, việc tính toán bù giá chưa chính xác, chất lượng quy hoạch chưa cao, có tình trạng quy hoạch chồng lấn quy hoạch, quy hoạch còn thiếu sự phối hợp, lồng ghép, còn mang tính khép kín gây lãng phí. 

Bên cạnh đó chất lượng khảo sát, thiết kế ở nhiều dự án chưa đạt yêu cầu. Tình trạng vi phạm trong việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán công trình khá phổ biến ở một số địa phương. Nhiều trường hợp lựa chọn nhà thầu không đảm bảo năng lực, việc thực hiện đấu thầu có nơi chưa đúng qui định. 

Tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn lớn. Các dự án dở dang, kéo dài rất nhiều năm cũng như tiến độ thi công công trình chậm đang phổ biến, hiện nay còn trên 800 dự án chưa hoàn thành, nguyên nhân chính là do thiếu vốn hoặc do nguồn vốn chậm giải ngân và đến khi giải ngân được thì chủ yếu thực hiện vào mùa mưa nên chất lượng công trình kém hiệu quả, phải nâng cấp, sửa chữa gây lãng phí. 

Theo Nghị quyết của Quốc hội, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với thực hiện vốn TPCP là hoàn thành đường đến trung tâm các xã vào năm 2010. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn rất nhiều dự án đường đến trung tâm xã chưa hoàn thành. 

Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp là giáo viên, học sinh ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sống giữa rẽo cao Trường Sơn và biên cương Tổ quốc.  

Song thực tế thì điều kiện vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập ở những vùng này còn nhiều khó khăn. Đến nay, chương trình kiên cố hóa trường lớp học mới đạt 65,5%, nhà công vụ cho giáo viên chỉ đạt 40,6%... 

Thực hiện tốt được chương trình sẽ giảm bớt khó khăn về tình trạng thiếu phòng học, xóa dần tình trạng học ba ca, phòng học tranh tre nứa lá, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh ở những vùng này yên tâm giảng dạy và học tập.  


Bản làng của người Vân Kiều ở  huyện miền núi Đakrông, Quảng Trị 
ngày thêm tươi đẹp hơn

Cần sớm bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật

Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên, để nâng cao hiệu quả việc thi hành LTHTKCLP trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian tới. Tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp sau: 

Quốc hội cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến  LTHTKCLP để tạo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm khắc phục những tồn tại bất cập, hạn chế mà báo cáo giám sát đã nêu. 

Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ cho ý kiến sửa đổi bổ sung LTHTKCLP. Tôi đề nghị, dự thảo luật lần này cần quy định rõ hơn về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người liên quan vi phạm quy định trong đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung các biện pháp thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng tài sản, vốn và chế tài xử lý... 

Đề nghị Chính phủ cần quan tâm xem xét sửa đổi Quyết định số 60/2010/QĐ - TTg ngày 30/9/2010 của TTCP về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2015.  

Theo đó, chương trình đê biển, chương trình giống cây trồng vật nuôi, gống thủy sản địa phương phải đối ứng 10% ; chương trình di dân địa phương phải đối ứng 30% ; chương trình bảo vệ môi trường địa phương phải đối ứng 50% . Như vậy, đối với những địa phương đang hưởng trợ cấp từ ngân sách Trung ương trên 70% thì rất khó thực hiện. Sẽ dẫn đến việc nhiều dự án cấp bách không thực hiện được.  

Do vậy, tôi đề nghị cần bố trí vốn đủ để triển khai dự các dự án trọng điểm theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 27 của  LTHTKCLP, đó là “ Dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đúng tiến độ. Nghiêm cấm việc bố trí dàn trải vốn đầu tư gây nợ đọng khối lượng xây dựng” và cần phải quy định việc bố trí vốn đối ứng cho phù hợp với địa phương khó khăn. 

Đề nghị Chính phủ, nên cho các công trình có khả năng hoàn thành trước thời hạn, tạm ứng vốn TPCP để công trình sớm đưa vào sử dụng ( không cần phải chờ đến 2015) để tránh lãng phí trong khi chờ bố trí vốn.  

Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo trách nhiệm được phân công. Chỉ đạo tổ chức công khai, minh bạch trong vĩnh vực ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản liên quan đến nguồn vốn TPCP. Phối hợp chặt chẽ trong quá trình huy động, bố trí vốn, đảm bảo tính đồng bộ trong thi công, hoàn thiện, sớm bàn giao, đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư; chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hiện đang sử dụng, nhằm hạn chế tình trạng xuống cấp của công trình. 

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các công trình, dự án có sử dụng vốn trái phiếu;  nâng cao hiệu lực, hiệu quả, vai trò giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, công tác kiểm tra, giám sát của người dân và các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời cần kiểm điểm làm rõ trách nhiệm  và xử lý nghiêm đối với các sai phạm của tổ chức và cá nhân vi phạm. 

*Phần tít lớn và tít nhỏ do tòa soạn đặt lại

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm