| Hotline: 0983.970.780

Cần thay đổi chiến lược tiêm phòng

Thứ Hai 25/11/2013 , 11:56 (GMT+7)

Tại TP Vinh (Nghệ An), Cục Thú y vừa tổ chức hội nghị bàn công tác phòng chống dịch LMLM gia súc.

* Phê bình tỉnh Hà Tĩnh vì chậm công bố dịch

Tại TP Vinh (Nghệ An), Cục Thú y vừa tổ chức hội nghị bàn công tác phòng chống dịch LMLM gia súc. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám chỉ đạo, điểm mấu chốt là phải thay đổi chiến lược tiêm phòng.

Dịch diễn biến phức tạp

Ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng dịch tễ, Cục Thú y cho biết: Dịch LMLM ở nước ta trong 3 năm trở lại đây đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Năm 2011, dịch bùng phát tại 35 tỉnh, TP làm gần 141 nghìn gia súc bị mắc bệnh, trong đó số gia súc bị tiêu hủy trên 39,2 nghìn con.

Năm 2012, dịch lại bùng phát tại 7 tỉnh, TP khiến 921 con gia súc mắc bệnh, tiêu hủy 660 con. 11 tháng đầu năm 2013, dịch đã bùng phát tại 17 tỉnh, TP làm 8.153 con gia súc bị mắc. Hiện cả nước đã tiêu hủy 1.113 gia súc các loại.

Điểm nóng về dịch LMLM năm nay tập trung ở cả 2 khu vực Bắc và Nam Trung bộ. Hiện đang có xu hướng lây lan mạnh tại tỉnh Hà Tĩnh. Từ tháng 3 đến tháng 9/2013 dịch LMLM tại Hà Tĩnh đã làm 1.095 gia súc mắc bệnh.

Trong đó có 239 con trâu, 831 con bò và 25 con lợn. Từ đầu tháng 10 đến 20/11/2013, dịch LMLM tại Hà Tĩnh đã lan ra 27 xã thuộc 7 huyện khiến số gia súc mắc bệnh tăng lên 626 con (108 con trâu, 495 con bò và 23 con lợn).

Điều đáng lo ngại chính là ngoài chủng virus LMLM typ O, năm nay chủng virus typ A đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Trong đó tại Quảng Nam (5 huyện, thành), Hà Tĩnh (7 huyện), Nghệ An (01 huyện), Thanh Hóa (3 huyện), Quảng Trị (3 huyện)... làm 1.655 trâu, bò, lợn bị mắc bệnh.

Theo ông Dương Văn Tri, PGĐ Cơ quan Thú y vùng III thì có 5 nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất là do thời tiết diễn biến thất thường kèm theo mưa lũ khiến gia súc giảm sức đề kháng nên khi ổ dịch xuất hiện có điều kiện lây lan và phát tán nhanh.


Nguy cơ bùng phát bệnh LMLM gia súc sau lũ rất cao

Thứ hai là nạn buôn bán, vận chuyển trâu bò lậu từ Lào và Campuchia sang VN đã không được kiểm soát, kèm theo tập quán chăn thả rông khiến công tác tiêm phòng vacxin LMLM bị hạn chế.

Thứ ba là công tác tiêm phòng tại các địa phương còn quá thấp, nhất là các vùng có nguy cơ cao và các ổ dịch cũ không được tiêm phòng triệt để theo quy định.

Thứ tư là việc quản lý kiểm dịch tại các chợ buôn bán, tiêu thụ trâu, bò, lợn tại các địa phương còn lỏng lẻo và thiếu nghiêm túc. Cuối cùng là thái độ chủ quan của chính quyền và người chăn nuôi trước dịch bệnh. Khi ổ dịch bùng phát thường mua Xanh-ty-len và dùng thuốc Nam để tự chữa hoặc gọi thú y tư nhân đến điều trị khiến dịch có điều kiện lây lan thêm.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám biểu dương công tác chống dịch khá bài bản của Nghệ An.

Khi phát hiện thấy dịch LMLM typ A tại 5 con trâu bò ở xã Diễn Thái (Diễn Châu) là cả hệ thống chính trị lập tức vào cuộc.

Vừa kết hợp tuyên truyền, vận động vài giải thích để người dân đồng ý cho tiêu hủy ngay đồng thời triển khai lực lượng tiêm phòng vacxin đa typ vào ổ dịch, tiêm bao vây vừa triển khai các biện pháp phòng chống dịch khác một cách rất nghiêm túc.

Sau khi đích thân cùng đoàn công tác của Cục Thú y trực tiếp đến kiểm tra thực tế các ổ dịch tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, Thứ trưởng Vũ Văn Tám và đoàn công tác nhận thấy không ít gia súc bị bệnh LMLM typ A tại các ổ dịch đều đã được tiêm phòng vacxin LMLM typ O. Điều đó chứng tỏ vacxin LMLM typ O hoàn toàn không có tác dụng phòng chống dịch đối với các chủng virus khác.

Bởi vậy tại hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng: Phải chăng đã đến lúc phải thay đổi chiến lược tiêm phòng LMLM. Việc sử dụng vacxin đa typ, tuy có giá đắt hơn vacxin đơn typ khoảng 16.000 đồng/liều nhưng nó sẽ vừa giúp chúng ta chống lãng phí vừa có tác dụng giúp các địa phương ngăn ngừa tốt hơn khi các chủng virus LMLM khác mới xuất hiện...

Phải quyết liệt hơn

Thứ trưởng cũng phê bình tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát hiện dịch LMLM typ A từ tháng 3 mà đến 21/11/2013 mới công bố dịch LMLM trong toàn tỉnh. Khi kiểm tra công tác phòng dịch tại địa phương này thì các văn bản về phòng chống dịch LMLM đều được ban hành đầy đủ tại cơ sở nhưng vấn đề là chính quyền cấp cơ sở có thực sự bắt tay vào làm hay không?

Trước tình hình chủng virus dịch LMLM typ A xuất hiện và đang có diễn biến phức tạp theo chiều hướng lan rộng ra hầu hết các tỉnh Bắc Trung bộ, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện nay các giải pháp sau đây:

Về công tác chỉ đạo, điều hành, yêu cầu các địa phương có dịch phải tập trung mọi biện pháp, mọi giải pháp, huy động mọi lực lượng để tập trung xử lý, dập dịch một cách triệt để không để lây lan ra diện rộng, nhất là trong dịp Tết Giáp Ngọ.

Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn về phòng chống dịch LMLM của Cục Thú y và Cơ quan Thú y vùng. Theo tinh thần là cơ quan chuyên môn phải làm sao cho lãnh đạo tỉnh thấy sốt ruột trước tình hình diễn biến của dịch bệnh để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với ngành thú y dập dịch thì mới chặn đứng được.

Chi cục Thú y phải tham mưu cho lãnh đạo tỉnh và Bộ NN-PTNT để sớm trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lại chiến lược tiêm phòng vacxin LMLM từ đơn typ sang đa typ để vừa chống lãng phí vừa có tác dụng trong việc phòng chống các chủng virus LMLM mới xuất hiện trên địa bàn.

Đối với các địa phương đã có dịch phải chống dịch quyết liệt hơn, khi thấy 2 huyện có dịch là phải công bố dịch trong toàn tỉnh. Đồng thời phải khoanh vùng, dập dịch ngay. Những địa phương nào làm không tốt thì phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu từ ông trưởng thôn đến chủ tịch UBND xã, huyện...

Các địa phương xuất hiện dịch vừa phải dùng biện pháp mạnh vừa phải công khai chính sách hỗ trợ để người dân không dấu dịch, sẵn sàng tiêu hủy, không bán chạy gia súc mắc bệnh. Đối với những địa phương có tổng đàn gia súc bị bệnh lớn như Hà Tĩnh (trên 1.000 con trâu bò bị bệnh nên không thể tiêu hủy được thì phải hướng dẫn cách chữa trị và phải bấm số tai để giám sát chặt chẽ trong vòng 24 tháng. Tuyệt đối không được giết mổ, vận chuyển gia súc bị bệnh.

Đối với những địa phương chưa có dịch cũng phải kiểm tra lại thực tế tại địa phương mình đồng thời lập chốt giám sát công tác vận chuyển gia súc từ địa phương khác vào địa bàn mình. Không được chủ quan, lơ là.

Về nhóm giải pháp kỹ thuật, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu các địa phương khi lấy mẫu phải làm đúng quy trình để qua xét nghiệm có thể phát hiện sớm các ổ dịch thì mới giúp các địa phương khống chế và dập dịch có hiệu quả khi đang ở diện hẹp.

Các địa phương nên chủ động để có một cơ số vacxin đa typ dự phòng để phục vụ công tác dập dịch khi mới bùng phát. Năm 2014, Bộ NN-PTNT sẽ tham mưu cho Chính phủ để chuyển đổi lượng vacxin dự phòng từ vacxin đơn typ sang đa typ nhằm cung cấp kịp thời cho các tỉnh để tiêm thẳng ở ổ dịch và tiêm bao vây nhằm giúp các địa phương ngăn chặn không cho dịch LMLM lây lan ra diện rộng.

Yêu cầu các địa phương và Cục Thú y bên cạnh việc phải lập bản đồ dịch tễ LMLM tại các địa phương để có cơ sở giám sát, chủ động phòng tránh và có giải pháp khống chế, theo sát sự biến đổi của các typ vi rút LMLM nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp để hạn chế thiệt hại.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm