| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ cần hỗ trợ 290 tỷ

Thứ Năm 16/12/2010 , 09:48 (GMT+7)

Trong 5 năm tới 2011 - 2015, TP Cần Thơ cần nguồn vốn đề đầu tư nước sạch nông thôn theo tiêu chuẩn Bộ Y tế khoảng 492 tỷ đồng...

Nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đang là nhu cầu bức thiết nhất đối với khu vực nông thôn TP Cần Thơ. Tuy nhiên, trong 5 năm qua do nguồn kinh phí có hạn nên chương trình chỉ mới giúp được 32% hộ dân nông thôn được hưởng lợi. 

Người dân ở rạch Sang Trắng 2, rạch Chùm Hồi, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ rất cần nước sạch vì nguồn nước mặt nơi đây đã bị các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Trà Nóc 2 và một số nhà máy, xí nghiệp lân cận làm ô nhiễm. Ông Hồ Dũng Tiến, ở khu vực Thới Thuận, ven rạch Sang Trắng 2, nói: Nguồn nước ô nhiễm đến nỗi cá, tôm cũng chết. Thiếu nước sử dụng thì vẫn phải sử dụng nguồn nước mặt dưới sông sạch đã bị ô nhiễm. 

Ông Trần Văn Thọ ở khu vực Thới Thuận, phường Phước Thới, cho biết thêm: Thiếu nước sạch, nhiều người dân ở đây phải thuê khoan giếng, song chất lượng nước thì chưa ai kiểm chứng. Thật ra tại khu vực Thới Thuận, Thới Hòa, Thới Ngươn B vẫn có trạm cấp nước sạch nhưng công suất chỉ 6 m3/giờ nên không đáp ứng đủ nhu cầu của dân.  

Ông Cao Bá Trên, người quản lý trạm cấp nước trên, cho biết: Trạm cấp nước có 71 hộ đăng ký gắn đồng hồ nước nhưng thực tế có khoảng 300 hộ sử dụng nước nên đang lâm vào cảnh quá tải. Được biết, Cty TNHH Cấp thoát nước Cần Thơ là chủ đầu tư dự án nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Trà Nóc 1 và 2 có công suất 20.000 m3/ngày đêm, vốn đầu tư 24 triệu euro. Nếu không có gì thay đổi, năm 2012 mới được khởi công và dự kiến đến năm 2014 mới đưa vào sử dụng. Như vậy, người dân xung quanh khu công nghiệp Trà Nóc 2 còn phải tiếp tục sử dụng nguồn nước mặt bị ô nhiễm ít nhất bốn năm nữa.  

Giám đốc Trung tâm NS- VSMTNT TP Cần Thơ Từ Văn Lợi cho biết: Kế hoạch vốn cho chương trình nước sạch nông thôn giai đoạn 2006 - 2010, TP Cần Thơ cần 355 tỷ đồng để đầu tư. Thế nhưng trên thực tế thì trong 5 năm qua nguồn vốn rót về cho chương trình chỉ có hơn 78,3 tỷ đồng nên dẫn đến chưa đáp ứng kịp nhu cầu.

"Trong 5 năm tới 2011 - 2015, TP Cần Thơ cần nguồn vốn đề đầu tư nước sạch nông thôn theo tiêu chuẩn Bộ Y tế khoảng 492 tỷ đồng, theo đó TP Cần Thơ cần Trung ương hỗ trợ 290 tỷ, còn lại vốn ngân sách địa phương", ông Lợi nói.
Hiện tại, trạm cấp nước thuộc Trung tâm NS- VSMTNT TP Cần Thơ quản lý 413 trạm, trong số này trạm dạng 4 - 6 m3/giờ chiếm đến 309 trạm. Hiện số trạm này đã quá tải nhưng lại thiếu vốn để đầu tư nâng cấp. Hệ thống trạm đang phục vụ cho 52.175 hộ/62.800 hộ theo công suất thiết kế. Còn lại khoảng 20% công suất thiết kế chưa phát huy hết là do còn nhiều hộ nghèo nằm ngay trên tuyến đường ống đi qua nhưng thiếu tiền lắp đặt đồng hồ.

Năm 2010, Chương trình NS- VSMTNT của TP Cần Thơ được cấp 30 tỷ đồng, trong đó vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 16 tỷ, còn lại là vốn ngân sách tỉnh. Với nguồn vốn này, Trung tâm từng bước nâng công suất các trạm theo từng năm để giúp người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 

Song song đó, các giải pháp để nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch là tranh thủ nguồn tài trợ từ các tổ chức viện trợ và nguồn kinh phí từ Quỹ vì người nghèo để hỗ trợ cho 4.200 hộ nghèo. Đầu tư mới các công trình cấp nước có công suất lớn, loại dần trạm có công suất nhỏ, không hiệu quả. Đối với gần 4.800 giếng khoan, ông Lợi đề nghị Ngân hàng CSXH tăng mức cho vay hàng năm để các hộ dân xây dựng thêm bể lọc nước theo hộ gia đình.

Trong những năm qua, chính sách xã hội hóa nước sạch chưa thu hút được các thành phần kinh tế tham gia, các công trình của tư nhân đầu tư không đảm bảo hoạt động lâu dài. Cụ thể tại phường Thới Long, quận Ô Môn và phường Trung An, quận Thốt Nốt địa phương đã phải bàn giao trạm cấp nước lại cho Trung tâm NS- VSMTNT quản lý. 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm