| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ: Nông dân phá sản theo DN

Thứ Ba 04/10/2011 , 10:14 (GMT+7)

Hơn 2 tháng qua, từ khi Cty TNHH An Khang (Cần Thơ) vỡ nợ thì những nông dân bán cá tra cho DN này cũng đứng trước nguy cơ phá sản.

Công ty An Khang (Cần Thơ) vỡ nợ, phá sản

Hơn 2 tháng qua, từ khi Cty TNHH An Khang (Cần Thơ) vỡ nợ, mất khả năng chi trả thì những nông dân bán cá tra cho DN này cũng đứng trước nguy cơ phá sản và bị siết nợ nhà cửa. 

NNVN số ra ngày 26/7 đã có bài viết về những nông dân ở xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đến Văn phòng đại diện báo NNVN lên tiếng về Cty An Khang, đường số 10, lô 2-9A2 KCN Trà Nóc, TP Cần Thơ nợ tiền mua cá tra kéo dài dây dưa không trả. Họ cũng đưa ra danh sách 23 nông dân bán cá được ông Nguyễn Hồng Quân, Giám đốc Cty An Khang ký xác nhận tiền nợ hơn 26,5 tỷ đồng. Vì đã mất khả năng thanh toán, An Khang thỏa thuận với nhóm nông dân này sẽ trả lại số cá tra sau khi đã chế biến thành phẩm. Đó là tín hiệu đầu tiên lộ ra dấu hiệu sụp đổ của Cty An Khang. 

Tuy nhiên, khi Cty An Khang chính thức vỡ nợ, người ta mới thấy kinh hoàng bởi những vướng vấp tài chính mà Cty này gây ra. Trong đó, đáng kể là hàng loạt chi nhánh ngân hàng thương mại cho An Khang vay với tài sản thế chấp là nhà đất, xe ô tô và cả hàng thành phẩm trong kho, tổng số nợ hơn 356 tỷ đồng. Kế tiếp là số nợ vay của 8 cá nhân bên ngoài hơn 42,6 tỷ đồng. Ngoài ra còn vô số các khoản nợ khác như bao bì, mua cá biển, phí vận chuyển, nợ tiền BHXH với con số lên đến 11 tỷ đồng và nợ của 23 hộ dân bán cá tra hơn 26,5 tỷ đồng.  

Trong khi đó, theo thẩm định của ngân hàng, giá trị tài sản Cty An Khang hiện có 95,5 tỷ đồng, cộng với hàng tồn kho trị giá 96,3 tỷ đồng; tiền Cty An Khang phải thu của khách hàng 26,2 tỷ đồng, tổng cộng có 218 tỷ đồng. Như vậy nếu cấn trừ với tổng số nợ 375 tỷ đồng thì Cty mất cân đối 158 tỷ đồng. Tin Cty An Khang phá sản như tiếng sét đánh ngang tai các chủ nợ. Cả một nhà máy tấp nập ngày nào giờ vắng lặng, u uất. Đại diện các ngân hàng tới lui túc trực thở vắn than dài. 

 Nhưng khốn đốn hơn cả phải kể đến hàng chục nông dân đã bán cá tra cho Cty. Ông Đoàn Văn Lâm ở xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)- một trong 23 nông dân bán cá tra cho Cty An Khang, nói như khóc: “Tôi phải vay ngân hàng 800 triệu đồng. Từ ngày 4/6 đến 7/6/2011, tôi bán cá cho Cty An Khang, theo hợp đồng sau khi nhà máy nhận mua cá sẽ ứng trước 40% tiền cho người bán cá và phần còn lại thanh toán trong vòng 30 ngày. Thế nhưng từ khi bán cá đến nay, Cty nợ hơn 1 tỷ đồng mà chưa thanh toán được một xu nào. Khi nghe tin Cty vỡ nợ, nhiều nông dân đến nhà máy chầu chực canh giữ kho hàng. Nhưng trong kho hàng thành phẩm thế chấp còn có nhiều chủ nợ khác nữa. Vì thế nông dân chúng tôi muốn lấy cũng chẳng dễ dàng gì”. 

Trao đổi với chúng tôi, những người nông dân bán cá đang ngồi canh giữ kho hàng cho hay, để vớt vát họ cũng đã lấy một ít sản phẩm ra rồi bán cho công ty khác nhưng việc mua bán không hề đơn giản. “Lâu nay nông dân nuôi cá tra tới lứa bán cho nhà máy là xong. Biết ất giáp gì trong chuyện bán cá tra phi lê, cá tra cắt khúc. Đó là chưa nói đến cá tra thành phẩm trong kho của nhà máy An Khang đang đổ đống, chưa vô bao đóng gói. Thế là tụi này phải lo tốn thêm tiền thuê nhân công vô bao đóng gói với giá 500.000 đồng/tấn (trong khi nhà máy trước đây thuê công nhân tính 50.000 đồng/tấn) trước khi chở đi nơi khác bán”- ông Lâm nói. 

Những nông dân này cũng tố thêm,  khi chở cá tra thành phẩm lấy ra từ Cty An Khang lên bán cho Cty S.H ở Ô Môn (Cần Thơ), họ lại gặp cảnh "tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa". Đợt hàng đầu bán ngày 4/9, tổng số tiền là 4 tỷ đồng, DN trên hẹn đến 15/9 trả hết. Thế nhưng đến nay ông “chủ nợ mới” cứ lần lựa mãi và chỉ trả được 1 tỷ đồng. Chia ra mỗi nông dân được có mấy chục triệu. Ông Lâm thẫn thờ: “Chúng tôi đã mang đơn đi cầu cứu khắp nơi nhưng chẳng biết rồi đây thế nào. Cứ đà này, ruộng vườn, nhà cửa đang cầm cố chắc cũng chẳng giữ được nữa”.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất