| Hotline: 0983.970.780

Cần thu hồi bằng được vụ giả mạo thương binh nhận hơn 33 tỷ đồng

Thứ Tư 05/04/2017 , 08:17 (GMT+7)

Thông tin về việc tỉnh Nghệ An phát hiện 314 trường hợp giả mạo giấy tờ, khai man hồ sơ để hưởng trợ cấp thương binh từ năm 2014 đến năm 2016 đã gây xôn xao dư luận thời gian ngày gần đây. 

Người dân càng bức xúc hơn khi ông Nguyễn Đăng Dương, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho rằng sẽ rất khó thu hồi tiền đã cấp cho các thương binh giả.

Tổng số tiền mà những trường hợp giả mạo thương binh này đã nhận tổng cộng hơn 33 tỉ đồng, đến nay mới thu hồi được khoảng 7 tỉ đồng. Lý do Sở đưa ra biện minh cho việc khó truy thu là do phần lớn các đối tượng đã già yếu, hoàn cảnh khó khăn và hiện nay chưa có chế tài để xử lý những trường hợp không giao nộp lại tiền.

Tuy nhiên sự biện minh của Sở LĐTBXH Nghệ An là chưa thuyết phục, không hợp lý. Bởi vì, theo nguyên tắc tiền bị chi sai phải được thu hồi đầy đủ, thậm chí còn buộc phải chịu lãi suất, bồi thường thiệt hại... Bên cạnh đó, hành vi giả mạo giấy tờ, khai man lý lịch nhằm được công nhận thương binh hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước thực chất là hành vi lừa đảo, dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Mức việc chiếm đoạt số tiền từ 120 đến 200 triệu đồng theo khoản 2, Điều 139, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm và còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản...

Ngoài ra, việc khai man để hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi, danh hiệu vinh dự của Nhà nước là hành vi gây tác hại nghiêm trọng đến dư luận xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với chế độ, xúc phạm danh dự, tình cảm của những người đã hy sinh một phần xương máu cho đất nước, những người có công với nước.

Việc thu hồi tài sản, trong trường hợp này theo chúng tôi không quá khó, chỉ cần sự quyết liệt triển khai của các cơ quan chức năng là thu hồi được. Trường hợp xét thấy đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể khởi tố vụ án, truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự đối với những người liên quan và thu hồi số tiền đã chiếm đoạt trái phép.

Trường hợp nếu chưa đủ cấu thành tội phạm thì các cơ quan liên quan (cơ quan thương binh, xã hội) sẽ đứng ra khởi kiện yêu cầu trả lại toàn bộ số tiền, những ưu đãi mà các đối tượng này đã chiếm đoạt, hưởng thụ. Việc thu hồi số tiền đã cấp sai sẽ dễ dàng vì khi đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành cưỡng chế để buộc những kẻ giả mạo trên trả lại tài sản cho Nhà nước.

Thiết nghĩ, không thể để tình trạng thanh thiếu niên ăn trộm con gà, cướp ổ bánh mỳ thì phải đi tù, trong khi những kẻ trơ trẽn, giả mạo, khai man lý lịch để nhận vinh dự Nhà nước, chiếm đoạt số tiền lớn của nhân dân thì không xử lý gì, thậm chí không thu hồi được iền đã chiếm đoạt.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.