| Hotline: 0983.970.780

Cần tìm giải pháp căn cơ cho nông nghiệp

Thứ Năm 25/05/2017 , 21:08 (GMT+7)

Chiều 25/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về báo cáo bổ sung tình hình KT-XH năm 2016, những tháng đầu năm 2017 và kết quả quyết toán thu chi ngân sách năm 2015. 

Các ý kiến phát biểu đề nghị Chính phủ siết chặt kỷ cương tài chính, minh bạch đầu tư công và xử lý nghiêm vấn nạn tham nhũng, lãng phí.

“Phải nói thật với nhau” là chữ mà các ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) và ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) mở đầu phát biểu của mình. Ông Cương cho rằng, nếu cứ ngồi đây để khen nhau thì đất nước sẽ không bao giờ tiến lên được. Vì thế chúng ta phải nói thẳng và thành thật với nhau rằng “chính trị ổn định mà kinh tế không phát triển thì chưa mang lại ý nghĩa”.

19-47-34_db-nguyen-sy-cuong
ĐB Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, nông dân chưa ráo mồ hôi đã hết tiền

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, chúng ta nhìn lại đất nước mình đi lên từ nông nghiệp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng nông dân luôn rơi vào cảnh chưa ráo mồ hôi đã hết tiền. Trong khi đó có khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, 23 triệu lao động đang làm ăn trong đó.

Có một thực tế là SXNN lâu nay rơi vào một ma trận giải cứu. Từ dưa hấu, bí ngô, thanh long, trứng gà, ớt cay, tỏi, lợn… cứ điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa… rồi lại đi giải cứu. Cái vòng đó lặp đi lặp lại đều từ năm này qua năm khác.

“Cho đến giờ này vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm việc lợn hơi bán 22.000đ/kg còn thịt lợn mua ở siêu thị giá trên 100.000đ/kg. Vì sao như thế? Có phải quá nhiều khâu trung gian không? Tôi kiến nghị Quốc hội dành nửa ngày để bàn một giải pháp thật căn cơ cho nông nghiệp. Vấn đề của 70% dân số”, ông Cương đặt vấn đề.

Về công nghiệp cũng không mấy sáng sủa, ĐB Nguyễn Sỹ Cương thẳng thắn: “Bao nhiêu năm rồi mà vẫn không có một ngành công nghiệp nào chủ lực. Chúng ta mở cửa, chấp nhận ô nhiễm như ngành thép nhưng rồi cũng không đâu vào đâu. Giờ chỉ cần Samsung hoặc ngành lắp ráp ô tô rút khỏi thì không biết nền kinh tế sẽ như thế nào”.

Một nền kinh tế chỉ dựa vào bán tài nguyên, bán than, khai thác dầu thì làm sao bền vững được?, ĐB Cương lo lắng. Ông nói, cứ khi nào thu ngân sách không đảm bảo, tăng trưởng không đạt là y như rằng, Chính phủ lại xin cho tăng sản lượng khai thác dầu thô. Để rồi mỗi lần tăng trưởng không đạt, Quốc hội lại nhận được lời giải thích là do khai thác dầu không đạt.

“Kinh tế khó khăn như thế nhưng lại nuôi bộ máy quá lớn, cồng kềnh, quả là lãng phí. Ngoài những việc hàng triệu đô, hàng nghìn tỷ đồng vứt đi thì giờ ai cũng muốn làm chủ đầu tư, muốn trong cuộc đời lãnh đạo được một lần làm chủ đầu tư”, ĐB Cương chua xót. Rồi ông nêu một vấn đề mà lâu nay nhiều người bàn luận, đó là khoán xe công.

Theo ông khoán xe công có lãng phí nhưng không đáng kể, những thứ khác mới là đau xót. Ở cấp tỉnh theo quy định chỉ có 3 người được tiêu chuẩn đưa đón bằng xe công nhưng lãnh đạo các sở, ngành vẫn điều xe đưa đón đến cả vợ con.

“Các đồng chí một lần đến các Bộ, ngành vào thứ 7, chủ nhật mà xem, rất ít xe đậu gara, nó đậu ở các sân golf là nhiều. Thủ tướng chỉ đạo đóng cửa rừng thế mà có tỉnh phá rừng phòng hộ để làm sân golf. Một đất nước có mặt biển lớn thế mà không có một đội tàu mạnh. Đó là những việc rất đáng trăn trở”, ĐB Cương chốt.

 

Xem thêm
Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa dừng thu phí buổi tối

Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa dừng thu phí trong thời gian thi công từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Ban ngày thu phí bình thường.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.