| Hotline: 0983.970.780

Cần ưu tiên đất cho dân trước

Thứ Hai 17/09/2012 , 09:36 (GMT+7)

Cuối tuần qua, HĐND tỉnh Quảng Trị đã về tận xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, nơi vừa xảy ra vụ nông dân của 5/7 thôn tranh chấp đất đai với Cty TNHH Lương Quang...

* Chủ tịch xã cũng "ôm" rất nhiều đất!

Ông Hồ Văn Liền, đại diện người dân xã Linh Thượng cho biết bà con mong muốn được cấp đất để sản xuất

Cuối tuần qua, HĐND tỉnh Quảng Trị đã về tận xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, nơi vừa xảy ra vụ nông dân của 5/7 thôn tranh chấp đất đai với Cty TNHH Lương Quang (dẫn đến việc UBND tỉnh Quảng Trị phải ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trồng cao su của Cty Lương Quang), để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân.

Dân thiếu đất là có thật

Tại buổi làm việc cởi mở, dân chủ này, 36 hộ dân ở thôn Bãi Hà - là những hộ vừa có đơn gửi HĐND tỉnh, UBND tỉnh xin được cấp đất để sản xuất, được mời đến trình bày ý kiến của mình (lẽ ra những thôn khác cũng phải được mời đến). Ông Hồ Văn Liền - Trưởng thôn Bãi Hà, cho biết: “Toàn bộ thôn có 48 hộ nhưng có đến 17 hộ chưa có đất sản xuất, 30 hộ khác thiếu đất... Bà con trong thôn cần phải có đủ 184 ha đất để xóa đói giảm nghèo”.

Tuy không được mời tham dự, nhưng khi biết tin có UBND và HĐND tỉnh về giải quyết việc tranh chấp đất, nhiều người dân các thôn khác cũng có mặt. Anh Hồ Văn Thảo - Trưởng thôn Bến Mộc 2, cho biết bà con thôn này cũng lâm vào hoàn cảnh thiếu đất sản xuất. Toàn bộ thôn có 39/70 hộ không có đất sản xuất, 30 hộ thiếu đất.

Theo Phó Chủ tịch xã Linh Thượng Hồ Văn Ba: Xã có 426 hộ ở 7 thôn nhưng có đến 150 hộ chưa có đất sản xuất và 175 hộ thiếu đất sản xuất (5/7 thôn thiếu đất sản xuất). Việc cấp đất cho Cty Lương Quang với diện tích 250 ha là quá nhiều và quá gần khu dân cư, trung tâm xã. Trong khi đó việc người dân thiếu đất là có thật và nhu cầu cần có đất sản xuất để xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Thượng là cấp thiết.

Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Đức Dũng - Uỷ viên Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị hỏi ngoài việc người dân thiếu đất sản xuất thì ở xã Linh Thượng, ai là người có nhiều đất nhất? Nhiều người dân xã Linh Thượng ắt hẳn đã biết, người có nhiều đất đó là ai.

Ông Nguyễn Văn Dững - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy Gio Linh, cho phóng viên Báo NNVN, biết: “Qua giải quyết đơn thư tố cáo của công dân xã Linh Thượng vào năm 2009, người dân xã này có đơn tố cáo ông Hồ Quốc Hương - Huyện ủy viên - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Linh Thượng với hai nội dung là sai phạm trong quản lý, sở hữu đất đai và cho phép doanh nghiệp khai thác vàng núp bóng khai thác cát sạn. Kết quả kiểm tra khẳng định cả hai nội dung tố cáo này đều đúng".

 Ông Dững khẳng định: "Ông Hồ Quốc Hương lợi dụng chủ trương trồng rừng của nhà nước rồi mua lại đất của dân, giao bà con đứng tên đất, cá nhân cũng đứng tên đất với tổng cộng hơn 100ha... Ngoài ra, ông Hương còn cho một doanh nghiệp khai thác vàng dưới danh nghĩa khai thác cát sạn”.

Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ Gio Linh đã kiến nghị với UBND huyện Gio Linh cho ông Hương thu hoạch xong rừng một kỳ đầu, sau đó thu hồi đất để cấp lại cho dân. Ông Nguyễn Văn Dững, khẳng định: “Ông Hương với tư cách là huyện uỷ viên - chủ tịch xã miền núi, ông phải giúp dân làm ăn thoát nghèo, chứ không phải làm giàu riêng cho bản thân bằng cách sai trái như trên”.

Giảm diện tích đất đã cấp cho doanh nghiệp

Sau khi gặp gỡ, nắm bắt nguyện vọng người dân, nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, đoàn thể, ban, ngành chức năng và HĐND tỉnh đều nhất trí nên ưu tiên cấp đất cho người dân xã Linh Thượng sản xuất, ổn định cuộc sống, trước khi cấp đất cho doanh nghiệp thuê. Ông Nguyễn Quang Trinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh, cho biết: “Huyện sẽ khảo sát, điều tra lại, hộ dân nào thực sự thiếu đất sẽ được cấp đất để sản xuất, ổn định cuộc sống”.

"UBND tỉnh cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển trồng cao su, nhưng phải điều chỉnh lại, giảm bớt diện tích đất đã cấp cho doanh nghiệp. Rà soát các cá nhân nào đang sở hữu nhiều đất một cách không hợp pháp thì điều chỉnh sang cho những hộ dân thiếu đất sản xuất", ông Nguyễn Quân Chính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.

Theo quan điểm của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Trị, cần xác định nhu cầu đất sản xuất của người dân xã Linh Thượng là bao nhiêu, cần bố trí thêm đối với các hộ thiếu đất và chưa có đất sản xuất, xây dựng phương án giao đất cho các hộ, cân đối quỹ đất trên cơ sở ưu tiên cho người dân có đất sản xuất ở các khu vực thuận tiện, gần đường Hồ Chí Minh. Rà soát, điều chỉnh vị trí và diện tích đất tỉnh đã cấp cho các doanh nghiệp thuê trồng cao su ở xã Linh Thượng.

Ông Nguyễn Quân Chính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, khẳng định tại buổi gặp gỡ với người dân Linh Thượng: "UBND tỉnh giao đất cho doanh nghiệp thuê là theo đúng quy trình từ dưới lên. Trước khi UBND tỉnh ký quyết định giao đất thì Chủ tịch UBND xã Linh Thượng Hồ Quốc Hương cũng đã có văn bản khẳng định người dân của xã không thiếu đất. Bây giờ, để xảy ra tình trạng này lỗi trước hết thuộc về chính quyền cấp xã".

Theo ông Chính: "Phải rà soát lại tình hình sử dụng đất các hộ gia đình trên địa bàn toàn xã. Ưu tiên số một là cấp đất cho dân sản xuất, ổn định cuộc sống, khi cấp đất cần ưu tiên các gia đình mới tách hộ, gia đình có nhiều lao động".

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm