| Hotline: 0983.970.780

Căng thẳng tiếp diễn giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Thứ Tư 19/09/2012 , 10:10 (GMT+7)

Hãng thông tấn Kyodo đưa tin biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc trong ngày 18/9 đã diễn ra ở ít nhất 100 thành phố.

Biểu tình phản đối Nhật Bản tại thành phố Shenzhen, miền nam Trung Quốc ngày 18/9

Ngày 18/9, Chính phủ Nhật Bản cho biết hai nhà hoạt động nước này đã tới một hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Theo Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura, hai công dân Nhật đã đến Uotsuri, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo tranh chấp nói trên.

Phản ứng từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra phản đối về hành động trên của hai công dân Nhật Bản, cho đây là sự "vi phạm nghiêm trọng" chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Hồng Lỗi yêu cầu Nhật Bản có những biện pháp hiệu quả, ngăn chặn bất cứ hành động nào có thể làm gia tăng thêm căng thẳng xung quanh vấn đề này.

Tại Trung Quốc, làn sóng biểu tình chống Nhật tiếp tục lan rộng trong ngày 18/9 - đánh dấu "biến cố Mãn Châu" 81 năm trước đây dẫn tới việc quân đội Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Theo Tân Hoa xã, Tại Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh ở Đông Bắc Trung Quốc, hàng nghìn người biểu tình gần Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản phản đối việc Chính phủ Nhật Bản mới đây đã mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp.

Ở tỉnh Hà Nam, hơn 1.000 người biểu tình chống Nhật ở thủ phủ Trịnh Châu và các thành phố lớn như Nam Dương. Ở thủ đô Bắc Kinh, hàng nghìn người Trung Quốc đã biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản, kêu gọi tẩy chay hàng Nhật đồng thời yêu cầu Trung Quốc đòi chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư. Giới chức Trung Quốc kêu gọi người dân bày tỏ tinh thần yêu nước theo cách hòa bình và chừng mực. Cảnh sát đã được triển khai mạnh ở nhiều thành phố để giữ gìn trật tự và an ninh.

Hãng thông tấn Kyodo đưa tin biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc trong ngày 18/9 đã diễn ra ở ít nhất 100 thành phố. Tại Thượng Hải, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản được cảnh sát vũ trang của Trung Quốc thắt chặt an ninh bảo vệ trong bối cảnh xuất hiện khoảng 7.000 người biểu tình.

Trong diễn biến khác liên quan cùng ngày, ba hãng sản xuất ôtô lớn của Nhật Bản đồng loạt tuyên bố ngừng một số hoặc toàn bộ hoạt động của họ ở Trung Quốc. Hãng Honda tạm thời đóng cửa toàn bộ 5 nhà máy ở Trung Quốc sau khi xảy ra biểu tình bạo lực, trong khi hãng Nissan cũng đóng cửa 2 trong số 3 nhà máy. Hãng Toyota cho biết đã cắt giảm một số hoạt động sản xuất ở Trung Quốc nhưng không công bố chi tiết cụ thể.

Căng thẳng Trung-Nhật cũng lan sang lĩnh vực thể thao. Ngày 18/9, Liên đoàn cầu lông thế giới cho biết Trung Quốc đã rút tất cả 22 vận động viên của mình khỏi giải Nhật Bản mở rộng, diễn ra trong tuần này vì lo ngại an ninh.

Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh ngày 18/9 sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bày tỏ hy vọng giải quyết vấn đề tranh chấp với Nhật Bản một cách hòa bình.

Trả lời câu hỏi của báo giới liệu Trung Quốc có sử dụng sức mạnh quân sự trong cuộc khủng hoảng này hay không, ông Lương Quang Liệt nói rằng Bắc Kinh "có quyền hành động hơn nữa, song hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết thỏa đáng thông qua các biện pháp hòa bình và đàm phán."

Trong phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta kêu gọi hai bên bình tĩnh và kiềm chế. Ông Panétta cho rằng không quốc gia nào có lợi nếu tình hình hiện nay leo thang thành xung đột, phá hoại ổn định và hòa bình ở một khu vực rất quan trọng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh đây là thông điệp nhất quán của ông trong tuần lễ công du châu Á-Thái Bình Dương với điểm dừng chân trước khi tới Bắc Kinh ngày 17/9 là thủ đô Senkaku của Nhật Bản.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm