| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ

Thứ Ba 09/01/2018 , 15:05 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo sơ kết mô hình “Cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Nam” tại xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang).

15-56-57_cc_di_bieu_thm_qun_my_cy_lu_trinh_dien_tren_cnh_dong_hop_tc_x_dich_vu_thnh_nien_phu_ho
Các đại biểu tham quan máy cấy lúa trình diễn trên cánh đồng Hợp tác xã dịch vụ Thanh niên Phú Hòa

Dự án được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai thực hiện tại 6 tỉnh phía Nam, gồm: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tây Ninh, Bình Thuận và Kiên Giang, với tổng diện tích 300 ha (mỗi tỉnh 50 ha), có 420 hộ nông dân tham gia, thười gian từ năm 2017-2019. Theo đó, hợp tác xã tham gia dự án được hỗ trợ chi phí mua máy cấy (60 triệu đồng/máy, phần còn lại tự đối ứng), máy phun phân...

Hộ nông dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật canh tác lúa theo SRI (trên cơ sở nền tảng: 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm); làm mạ khay hoặc mạ sân, cấy bằng máy; bón phân cân đối; quản lý dịch hại tổng hợp – IPM; tưới nước ngập – khô xen kẽ...

Qua kết quả mô hình, bà con nông dân các tỉnh thấy rõ được tính nổi trội của mô hình sản xuất theo cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; mô hình đạt năng suất cao hơn sản xuất đại trà 500kg/ha, giảm chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 3,4 triệu đồng/ha. Thông qua cơ giới hóa, mô hình đã nâng cao được năng suất lao động từ 5-13 lần so với lao động chân tay. Thông qua mô hình liên kết đã tiêu thụ 100% sản lượng lúa thu hoạch với giá bán cao hơn ngoài mô hình từ 200-1.000 đồng/kg; hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất đại trà 53,1%.

Tại Kiên Giang, mô hình được triển khai tại Hợp tác xã dịch vụ Thanh niên Phú Hòa (xã Tân Hội), với diện tích 50ha của 28 hộ dân. Theo đó, các thành viên hợp tác xã sử dụng 50kg lúa giống/ha, giảm 120kg giống/ha so với sạ tay, năng suất hoạt động của máy cấy 3ha/ngày, lợi nhuận từ làm dịch vụ máy cấy đạt gần 1,8 triệu đồng/ha. Chi phí cấy cho 1 ha hiện nay là 5 triệu đồng (gồm lúa giống, làm mạ và cấy, dặm hoàn chỉnh), nông dân chỉ cần chuẩn bị mặt bằng ruộng. Nếu nông dân tự làm mạ thì chi phí sẽ rẻ hơn.

ThS Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đánh giá cao hiệu quả của mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, giúp nông dân hiểu sâu hơn về việc giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí bơm nước và giảm phát thải khí nhà kính, tăng hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, việc áp dụng máy cấy còn giúp tăng thời gian cách ly giữa các vụ (thêm khoảng 10-14 ngày), giúp nông dân có thêm thời gian làm đất kỹ hơn, hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ, rất phù hợp với điều kiện thâm canh tăng vụ như hiện nay.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm