| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng lớn Kiên Giang tăng diện tích

Thứ Sáu 11/04/2014 , 14:33 (GMT+7)

Trong vụ lúa ĐX 2013-2014, Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai thực hiện được 1.560 ha diện tích CĐL, đến nay nhiều huyện đã thu hoạch xong.

Vụ lúa HT 2014, ngoài mô hình cánh đồng lớn (CĐL) do Trung tâm KN-KN Kiên Giang thực hiện, còn có CĐL do Trung tâm KNQG triển khai và người dân tự liên kết làm CĐL với tổng diện tích trên 2.000 ha.

Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung âm KN-KN Kiên Giang cho biết, vụ lúa HT 2014, trung tâm có kế hoạch triển khai diện tích CĐL 1.500 ha, chủ yếu tập trung SX tại những địa phương làm lúa 2 vụ/năm, chỉ có một số cánh đồng tại huyện Tân Hiệp là trên diện tích lúa 3 vụ/năm.

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện đã xuống giống được 300 ha trong các CĐL. Còn lại các địa phương khác như Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, Hòn Đất, Giang Thành… làm lúa HT chính vụ, sẽ xuống giống trong đợt cuối tháng 4 và tháng 5.

Nông dân tham gia CĐL do Trung tâm triển khai sẽ được tập huấn kỹ thuật canh tác tiến tiến, được hỗ trợ khoảng 1 triệu đồng/ha (gồm hỗ trợ chênh lệch giữa lúa giống cấp xác nhận và lúa thịt (4.000 đ/kg x 120 kg/ha), hỗ trợ một phần phân bón, chủ yếu là phân hữu cơ vi sinh để giảm phân hóa học.

Theo ông Nguyên, làm CĐL cần thông qua đầu mối làm ăn tập thể nhưng hiện nhiều nơi lãnh đạo HTX rất yếu kém, chưa đủ sức đứng ra thương thảo hợp đồng với DN, mà thường trông chờ ỷ lại vào vai trò điều tiết của nhà nước. Ngược lại, không ít DN tham gia vào CĐL theo kiểu đối phó, lấy số liệu báo cáo về vùng nguyên liệu để đủ điều kiện tham gia xuất khẩu gạo. Còn thực tế họ không đầu tư gì cả. Khi vào vụ thu hoạch, họ không thu mua hoặc có thu mua thì làm khó nông dân đủ kiểu, khiến nông dân chán nản không bán lúa cho DN nữa mà bán cho thương lái bên ngoài.

Ngoài ra, trong vụ lúa HT này, Trung tâm KNQG còn thực hiện tại huyện Châu Thành (Kiên Giang) CĐL với diện tích khoảng 100 ha, tại vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số (Khmer là chính). Mô hình này sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển giao KHKT cho nông dân, với quy trình SX lúa giống.

Mật độ gieo sạ thưa, 100kg giống/ha (giống nguyên chủng, nông dân được hỗ trợ 100%), áp dụng tối đa cơ giới hóa trong các khâu SX. Ngoài ra, nông dân còn được hỗ trợ một phần chi phí thuốc và phân bón, với tổng mức hỗ trợ từ 3 - 3,5 triệu đ/ha.

Song song với các mô hình CĐL do kinh phí nhà nước hỗ trợ triển khai, tại một số huyện trọng điểm về lúa, các xã điểm NTM, nông dân còn tự liên kết đầu tư làm CĐL do mô hình này mang lại hiệu quả cao.

“Đối với CĐL do nông dân tự liên kết để làm, Trung tâm KN-KN sẽ hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, làm cầu nối để kêu gọi DN tham gia cung cấp vật tư đầu vào với giá ưu đãi và ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra cho nông dân”, ông Nguyên cho biết.

Trong vụ lúa ĐX 2013-2014, Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai thực hiện được 1.560 ha diện tích CĐL, đến nay nhiều huyện đã thu hoạch xong.

Theo kết quả đánh giá, tham gia CĐL đã giúp nông dân hạ giá thành được từ 200 - 300 đ/kg lúa, lợi nhuận tăng thêm từ 5 - 7 triệu đ/ha so với đối chứng bên ngoài.

Cụ thể, tại CĐL ở xã Vĩnh Phước B, Gò Quao, SX lúa theo hướng VietGAP với tổng diện tích 180 ha làm giống lúa OM 5451. Nông dân thu hoạch đạt năng suất trung bình 6,9 tấn/ha (lúa khô), cao hơn đối chứng 0,2 tấn/ha, trong khi chi phí đầu tư thấp hơn gần 2 triệu đ/ha, giá thành SX chỉ ở mức 2.257 đ/kg. Lợi nhuận nông dân thu được trên 20 triệu đ/ha.

Tương tự, tại Giang Thành, Trạm KN-KN huyện triển khai thực hiện 156 ha CĐL làm lúa theo hướng VietGAP trên địa bàn HTX Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Điều, kết quả cũng rất khả quan, nông dân phấn khởi.

Ông Phan Văn Sơn, một hộ dân tham gia thực hiện CĐL cho biết: “Nhờ được cán bộ kỹ thuật tập huấn và trực tiếp hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào SX như 3 giảm 3 tăng, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa… nên chi phí vụ này giảm đáng kể, giá thành SX 1 kg lúa là 2.600 đồng, trong khi ruộng đối chứng lên tới 3.184 đ/kg. Vì vậy mà lợi nhuận thu được cũng tăng lên đáng kể”.

Bên cạnh lợi ích về kinh tế, mô hình CĐL còn mang lại hiệu quả xã hội và môi trường. SX lúa theo hướng VietGAP nên nông dân áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc theo 4 đúng, bón phân cân đối, hợp lý… nên hạn chế được ô nhiễm môi trường, giảm dư lượng Nitrat tồn dư trong hạt gạo.

Qua đó, góp phần bảo vệ sức khỏe cho chính nông dân và người tiêu dùng. Từng bước hình thành những vùng SX lớn, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp sạch, nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu.

Bất cập lớn nhất trong xây dựng CĐL tại Kiên Giang thời gian qua chính là khâu liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa. Trong khi các DN cung cấp đầu vào nhiệt tình tham gia thì các DN kinh doanh xuất khẩu gạo lại không mấy mặn mà, chỉ làm cho có. Không ít CĐL đã bị bể hợp đồng khi thị trường lúa gạo có chiều hướng bất lợi hoặc thậm chí là nhiều CĐL không có DN ký hợp đồng bao tiêu đầu ra.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất