| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng lớn lúa thơm ST

Thứ Tư 26/03/2014 , 10:27 (GMT+7)

Máy gặt đập liên hợp từ các nơi đổ về chạy dịch vụ suốt ngày. Nông dân giỏi làm lúa trúng mùa càng vui hơn vì không lo lúa rớt giá.

Cánh đồng lớn (CĐL) lúa thơm ST ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đang vào mùa thu hoạch. Máy gặt đập liên hợp từ các nơi đổ về chạy dịch vụ suốt ngày. Trời khô, nắng ráo. Nông dân giỏi làm lúa trúng mùa càng vui hơn vì không lo lúa rớt giá.

Vững vàng trước sóng

Cánh đồng ven đường Quản lộ Phụng Hiệp - Cà Mau, đoạn qua Ngã Năm dài gần 20 km, lúa chín vàng trải rộng ngút tầm mắt.

Theo Danh Dư, Sáu Biết, Tám Sĩ… những nông dân quen làm lúa thơm ST hơn 10 năm qua ở Vĩnh Biên (nay là phường 3 - thị xã Ngã Năm), vụ ĐX năm nay cầm chắc năng suất lúa tươi trên 1 tấn/công (trên 10 tấn/ha).

Danh Dư có 1,7 ha, Sáu Biết trên 2 ha, Tám Sĩ có 5 công lúa… cùng với hàng chục nông dân khác đồng lòng vào tổ hợp tác, cùng gieo sạ giống lúa ST 20 trên CĐL, được DN bao tiêu giá sàn 7.500 đ/kg (với lúa cấy) và 6.500 đ/kg (lúa gieo sạ lan).

Vừa qua thị xã Ngã Năm được phê duyệt dự án xây dựng vùng đê bao chống ngập úng cho vùng trũng, do Sở NN-PTNT Sóc Trăng làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 136 tỷ đồng. Theo đó, dự án thực hiện trong 2 năm (2014-2015) xây dựng 57 ô bao có trạm bơm điện phục vụ SX nông nghiệp. Dự án án hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho Ngã Năm tổ chức quy hoạch ổn định vùng SX lúa trên CĐL, trong đó có vùng lúa thơm ST.

Nông dân Danh Dư nói: Từ năm 2001 tôi chuyển qua trồng giống lúa thơm ST 5 và hơn 3 năm qua sử dụng giống ST 20. Đến nay tôi biết rành mạch cách chăm sóc lúa thơm nên chưa bao giờ thất mùa. Vụ ĐX này đa số bà con trồng lúa thơm trúng mùa. Trong đợt lúa chín thu hoạch từ sau 20/3 đến nay có người đạt năng suất lúa tươi từ 10 - 11 tấn/ha.

Tuy nhiên sẽ là một vụ lúa thắng lợi trọn vẹn nếu như ở cánh đồng Vĩnh Lợi kề cận Vĩnh Biên không xảy ra “sự cố”.

Một số nông dân báo tin không gặp may. Đợt đầu gieo sạ sớm, lúa phát triển bình thường nhưng đến lúc trổ bông gặp thời tiết lạnh kéo dài, lúa bị mẫn cảm nên có gần 70 ha bị thiệt hại, trong đó 30 ha thất thu.

Không để cho nông dân chịu thiệt, các DN hỗ trợ chi phí giống, công cấy... tiếp tục chuẩn bị cho vụ lúa HT nhằm gỡ gạc.

Theo nhận xét đa số nông dân canh tác lúa thơm trong 3 năm gần đây, tùy theo điều kiện thời tiết mùa vụ nhưng năng suất lúa thơm ST 5, ST 20 đều đạt khá cao bình quân trên 6 tấn/ha.

Đặc biệt mỗi khi đối mặt trước diễn biến thị trường lúa gạo vào mùa bị động, rớt giá, gạo thơm nội địa tiêu thụ vẫn giữ giá ổn định mức cao.

Riêng canh tác lúa thơm ST 20 đạt giá trị 45 - 50 triệu đ/ha, với mức lãi dao động từ 35 - 40 triệu đ/ha.

Mới đây một DN tại Cần Thơ vừa xuất khẩu gạo thơm ST 20 sang thị trường EU với giá 900 USD/tấn (giá FOB) cho biết, dự tính sẽ tiếp tục mở rộng CĐL liên kết. Tính từ vụ ĐX năm 2010 nông dân Ngã Năm bắt đầu nhân giống lúa ST 20, đến năm 2011 diện tích ST 20 đã tăng lên 500 ha.

Vụ ĐX 2011-2012 có 900 ha, đến vụ ĐX 2013-2014 CĐL lúa thơm ST ở Ngã Năm mở rộng được 1.759 ha, phủ kín 90% diện tích vùng trồng lúa thuộc 3 phường, xã hai bên tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp - Cà Mau.

Quy hoạch SX, liên kết

Ở thị xã Ngã Năm có 5 HTX nông nghiệp và 165 tổ nông dân hợp tác SX. Mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới không đơn thuần SX lúa mà còn có thể mở rộng hoạt động SX, dịch vụ, kinh doanh như một DN.

Do vậy quan sát hoạt động liên kết SX của các tổ nông dân hợp tác với DN qua 3 vụ lúa cho thấy có khả năng đáp ứng phù hợp.

KS Hồ Quang Cua, nguyên Phó GĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng tham gia tư vấn kỹ thuật SX lúa thơm ST cho biết: "Nông dân liên kết với các DN SX lúa thơm trên địa bàn 3 phường, xã ở Ngã Năm có 19 tổ, bình quân 90 ha/tổ, quy mô lớn nhất 135 ha/tổ, nhỏ nhất 30 ha/tổ. Hình thức tổ chức là mỗi tổ bình bầu tổ trưởng và tổ phó làm đại diện ký hợp đồng với DN, có chứng nhận của UBND xã.

UBND xã và DN ký hợp đồng, lập ban chỉ đạo an ninh trật tự và quản lý thị trường nhằm bảo vệ nhà đầu tư. Mỗi gia đình lập phiếu cam kết tuân thủ quy trình SX và bán hết sản phẩm cho DN theo giá đã thỏa thuận từ đầu vụ. Tổ SX nhận giống lúa do DN đầu tư tạm ứng trước, sau đó bộ phận kỹ thuật họp triển khai quy trình SX, theo dõi BVTV.

DN và tổ SX lên lịch xuống giống theo từng đợt để tạo thuận lợi trong việc thu hoạch, mua lúa, sấy lúa. Về quyền lợi nông dân được tạm ứng trước chi phí mua lúa giống, được hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu giá ổn định, không lo bao bì vận chuyển. Còn Ban điều hành có chi phí điều hành, phí kỹ thuật viên, phí quản lý thị trường. Đến cuối vụ có tổ chức tổng kết, khen thưởng dựa trên cơ sở hiệu suất lãi - thưởng".

Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Năm nhấn mạnh quyết tâm xây dựng vùng SX lúa thơm đặc sản: "Các phường, xã đã xây dựng được 17 CĐL theo hình thức tổ chức các tổ nông dân liên kết với gần 10 DN tham gia cung ứng vật tư và bao tiêu thu mua lúa cuối vụ. Các vụ lúa vừa qua hoạt động SX liên kết giữa nông dân và DN khá suôn sẻ.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm