| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng lớn mùa vàng

Thứ Sáu 26/12/2014 , 09:58 (GMT+7)

Những mô hình CĐL đều đã chứng minh thu nhập của bà con nông dân cao hơn, bền vững hơn, tạo nên khí thế mới cho nhiều vùng đất nông nghiệp Long An thay da, đổi thịt…/ Dồn lực cánh đồng lớn

Vào dịp cuối năm, đi dọc các cánh đồng lớn (CĐL) trồng các giống lúa chất lượng cao tại Long An, chúng tôi khấp khởi vui mừng vì chủ trương lớn của Bộ NN-PTNT đang dần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của hàng vạn nông dân.

Đáng mừng hơn, những mô hình CĐL đều đã chứng minh thu nhập của bà con nông dân cao hơn, bền vững hơn, tạo nên khí thế mới cho nhiều vùng đất nông nghiệp Long An thay da, đổi thịt…

TRĂM NGHE KHÔNG BẰNG MỘT THẤY

Chỉ tay ra cánh đồng lúa ngút ngàn kéo dài như vô tận, thơm phức mùi lúa trổ bông, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hòa, huyện Tân Thạnh phấn khởi nói: “Trong khi ruộng lúa bên ngoài mới bắt đầu trổ đòng sữa thì nơi đây lúa đã trĩu hạt, hứa hẹn vụ mùa bội thu, đạt khoảng 9 - 10 tấn/ha”.

Trước đây, với phương thức canh tác cũ, Nhơn Hòa luôn sạ lúa muộn nhất, mạnh ai nấy làm nên nông dân chưa bao giờ có lợi thế khi bán sản phẩm ra thị trường.

Huyện đã yêu cầu xã quy hoạch đưa 620 ha SX lúa theo phương thức CĐL. Đầu năm 2014, khi xã triển khai, chỉ 80/707 hộ SX lúa của ấp Gò Nôi và Phụng Thớt nhất trí tham gia. Đảng ủy xã quyết định, dù chỉ đưa được 220 ha ruộng thực hiện CĐL thì xã cũng quyết tâm thí điểm.

Ông Nguyễn Văn Chín, Phó Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: “Ông bà đã dạy rồi “trăm nghe không bằng một thấy”. Thành quả CĐL 2014 của xã đã tác động không nhỏ đến các hộ SX lúa khác. CĐL của xã năm tới sẽ tăng lên đạt 420 ha, bởi bà con trước đây không muốn tham gia giờ luân phiên lên xã hối thúc triển khai rồi”.

Nông dân Phan Văn Khải (ấp Gò Nôi, Nhơn Hòa) hồ hởi cho biết: “Gia đình tôi có 7 ha làm lúa. Trước không tham gia vì thấy vô CĐL phải sạ lúa của xã đưa xuống, tốn chi phí giống trong khi từ xưa tới giờ tôi toàn tự nhân giống.

Nhưng qua vụ mùa này, thấy vô CĐL quá lợi, sạ lúa đồng loạt tránh được sâu bệnh, tiết kiệm điện bơm nước.

Năng suất, chất lượng lúa cao vì cứ 3 ngày lại có kỹ sư nông nghiệp xuống theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật khi cần. Khi thu hoạch thì bán được giá cao hơn thị trường, hoặc chưa được giá thì được gửi kho cả tháng. Vụ tới gia đình tôi phải tham gia CĐL thôi”.

Tương tự, tại huyện Vĩnh Hưng, rất nhiều nông dân đã nhận thấy lợi ích lớn từ việc tham gia CĐL.

Ông Truyền cũng cho biết, tỉnh Long An định hướng phát triển và đầu tư để tái cơ cấu một số nông sản có lợi thế, có điều kiện mở rộng diện tích, nâng cao giá trị gia tăng và có xu thế thị trường tốt.
Về SX lúa sẽ giữ ổn định sản lượng từ 2,7 - 2,8 triệu tấn đến năm 2020, trong đó trên 50% sản lượng lúa chất lượng cao, SX theo hướng VietGAP và CĐL. Việc xây dựng CĐL không thể vội vã, phải từng bước phát triển theo sự phát triển của mối liên kết 4 nhà. Chậm mà chắc!

Nông dân Phạm Tiến Dũng, ấp Gò Cát, xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 ha SX lúa tham gia vào CĐL từ năm 2011. Làm CĐL không chỉ được hỗ trợ kỹ thuật mà tiết kiệm chi phí vật tư hơn 1 triệu đồng/ha.

Trong tiêu thụ lúa, nếu giá thu mua bằng thương lái tôi cũng lời hơn từ 100 - 250 đồng/kg. 1 ha lúa hộ SX ngoài CĐL lời chừng 18 triệu đồng thì chúng tôi lời được từ 20 - 22 triệu”.

CHẬM MÀ CHẮC

Hiện nay, tổng diện tích lúa của Long An là 518.937 ha, trong đó diện tích CĐL đạt 17.395 ha (của các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Cần Đước, Đức Huệ và TX Kiến Tường). Trong đó, riêng huyện Vĩnh Hưng có diện tích CĐL hơn 11.000 ha.

Ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng trạm BVTV huyện Vĩnh Hưng cho biết: "Vĩnh Hưng liên kết với Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang triển khai CĐL từ năm 2011. Làm CĐL nông dân được tập huấn các tiến bộ kỹ thuật, từng bước tạo thói quen ghi chép sổ sách, quản lý đồng ruộng, quản lý đầu tư… giúp năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nên nông dân cũng đạt được lợi nhuận tốt hơn. Nhờ vậy những năm gần đây, đời sống ngày càng đi lên".

Ông Tô Văn Chảnh, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT Vĩnh Hưng cũng chia sẻ: “Theo tinh thần QĐ 62 của Thủ tướng, chúng tôi không chấp nhận các DN chỉ tham gia đầu tư vật tư nông nghiệp, vì như vậy CĐL sẽ chỉ là thị trường tiêu thụ vật tư nông nghiệp lớn mà thôi. Năm 2014 Vĩnh Hưng liên kết với 6 DN tham gia đầu tư cho CĐL.

Kết quả nông dân SX tại các vùng đầu tư của Cty CP BVTV An Giang, Cty Itarice, Cty Highland Dragon, Cty ADC… bán được lúa giá cao hơn thị trường từ 5 - 10%. Với 2 Cty không đảm bảo cam kết hợp đồng, chúng tôi đều có sự gặp gỡ để cùng nhau tháo gỡ và rút kinh nghiệm cho vụ mùa sau”.

Trong năm 2014, Sở NN-PTNT Long An phối hợp 20 DN đã thực hiện 40 CĐL. Trong đó 13 DN (7 DN thu mua lúa và 6 DN cung ứng vật tư) tham gia liên kết cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm.

Tuy nhiên chỉ có 3 Cty thu mua theo hợp đồng đã ký (Cty Mecofood, Cty Lương thực, thực phẩm Long An, Cty TNHH Thịnh Phát). Hầu hết các DN đều thu mua lúa với giá cao hơn thị trường từ 100 - 200 đồng/kg. Riêng lúa Nàng Thơm, Cty mua giá 10.000 đ/kg, cao hơn thị trường 2.000 đ/kg.

Ông Lê Thanh Truyền, PGĐ Sở NN-PTNT Long An cho biết, Sở đã họp với các DN để nhắc nhở phải thực hiện đúng cam kết với UBND tỉnh. Sở không chấp nhận các DN lợi dụng giấy xác nhận của tỉnh để được quyền xuất khẩu mà không thực hiện nghĩa vụ bao tiêu sản phẩm.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất