| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng lớn VietGAP

Thứ Sáu 06/06/2014 , 09:10 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã đầu tư mạnh cho mô hình cánh đồng lớn (CĐL) SX lúa theo hướng VietGAP, nhằm liên kết các khâu trong chuỗi SX, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

Mua sản phẩm đầu vào giá gốc

Vụ HT 2014, Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai 15 CĐL, với 975 hộ tham gia, tổng diện tích 1.901 ha. CĐL ở Kiên Giang đã phủ khắp các huyện trọng điểm về SX lúa, có huyện được hỗ trợ xây dựng 2 - 3 mô hình. Chính quyền và người dân hào hứng tham gia.

ThS. Hoàng Trung Kiên, GĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, mô hình CĐL ở Kiên Giang được triển khai theo hướng VietGAP nên nông được tập huấn rất kỹ.

Trong đó, áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng các loại thuốc có hoạt chất trong danh mục được phép sử dụng; sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, nhất là phân đạm, giảm được dư lượng thuốc BVTV và dư lượng nitrat trong hạt gạo, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính những nông dân trực tiếp SX cũng như người tiêu dùng.

Đồng thời từng bước phát triển nền nông nghiệp sạch để nâng cao khả năng cạnh tranh hạt gạo của VN trên thế giới.

Chương trình đã liên kết với một số Cty đầu tư phân bón, lựa chọn những sản phẩm thân thiện và bảo vệ môi trường như phân bón vi sinh Dasvila, phân hữu cơ cao cấp Đại Nông 3, Đại Nông 5, phân hữu cơ Vua vi sinh, Super Humic, Casi, Hydro Phos… Các sản phẩm đều được cung cấp trực tiếp từ nhà SX nên đảm bảo được đúng chất lượng, bán với giá ưu đãi nên giúp giảm chi phí phân bón, tăng hiệu quả kinh tế.

Phủ khắp các huyện

Tại Châu Thành, Phòng NN-PTNN huyện kết hợp cùng Trung tâm KN-KN tỉnh triển khai mô hình CĐL ở ấp Tân Hưng, xã Giục Tượng với diện tích 85 ha, có 75 hộ nông dân tham gia. Mô hình CĐL này đã thực hiện được 3 vụ liên tiếp.

Ngoài ra, huyện Châu Thành còn được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ xây dựng CĐL tại ấp An Khương, xã Minh Hòa với diện tích 100 ha/67 hộ. Tính đến nay mô hình phát triển thuận lợi được sự ủng hộ của người dân. Vụ HT năm nay hai CĐL trên đều sử dụng giống lúa OM 5451 và đã gieo sạ xong.

Ông Danh Hoài, một hộ dân ở huyện Châu Thành được chọn tham gia CĐL phấn khởi cho biết, làm trong CĐL nông dân được hưởng nhiều cái lợi. Được tập huấn về quy trình canh tác lúa tiên tiến theo VietGAP, tất cả các khâu từ xử lý giống, sạ hàng, sạ thưa, đến phòng trừ cỏ dại, dịch hại trên lúa, sử dụng phân bón bón phân theo bảng so màu lá lúa, hướng dẫn ghi chép nhật ký đều được cán bộ kỹ thuật tận tình hướng dẫn và cùng thực hành ngay trên đồng ruộng.

Bên cạnh những mặt tích cực, CĐL ở Kiên Giang cũng còn những điểm khiếm khuyết cần hoàn thiện để thực sự mang lại hiệu quả cao cho nông dân trồng lúa.

Ngoài ra, còn được hỗ trợ trực tiếp về chênh lệch giữa giá lúa giống và lúa thường, một phần phân bón hữu cơ với mức 1,2 triệu đ/ha. Được tập huấn về y tế, trang bị tủ thuốc gia đình để xử lý ban đầu tại nhà khi có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, theo ông Hoài thì làm lúa theo hướng VietGAP mà phải bán như lúa thường thì phí quá.

Huyện An Biên hiện cũng đang kết hợp cùng khuyến nông tỉnh thực hiện CĐL ở xã Tân Yên A với diện tích 109 ha, có 40 hộ nông dân tham gia. Mô hình đã được triển khai qua một số vụ, hiệu quả mang lại rất lớn.

Theo ông Nguyễn Việt Bình, Trưởng phòng NN-PTNN huyện An Biên thì hiện nay CĐL đã làm tốt được một số khâu như quy hoạch lại SX, thiết kế đồng ruộng, liên kết nông dân để làm ăn lớn, áp dụng cơ giới hóa để hạ giá thành. Tuy nhiên, để đạt được 100% tiêu chí về CĐL thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhiều khâu cần phải có thời gian để hoàn thiện thêm.

Chỉ riêng khâu liên kết giữa các bên với nhau thôi cũng còn lắm việc phải bàn. Vì hiện khâu này còn rất lỏng lẻo, cả người nông dân và doanh nghiệp đều hướng đến lợi ích ngắn hạn.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm