| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng mẫu lớn thắng lớn

Thứ Hai 02/06/2014 , 10:15 (GMT+7)

Ngoài cái lợi đỡ tốn công, giảm chi phí đầu vào khi tham gia CĐML nhờ triển khai SX đồng loạt, năm nay nông dân xã Hợp Thịnh không còn phải lo chuyện gặt hái phơi sấy.

Chị Lý Thị Bảy ở thôn Lê Lợi, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đứng giữa cánh đồng lúa thênh thang tới hơn 50 ha đang chín đỏ đuôi khẳng định: “Lúa này gặt phơi khô không dưới 2,7 tạ/sào, ít năm nào tôi thấy lúa được mùa như năm nay.

Cũng cánh đồng này mọi năm, mỗi nhà SX mỗi giống nên ruộng xanh ruộng chín, nhưng năm nay chín đều tăm tắp, nhìn rất thích mắt. Hơn 400 hộ dân trong xã tham gia mô hình CĐML đều chỉ cấy một giống lúa Thiên ưu 8 do Cty CP Giống cây trồng Trung ương (NSC) cung ứng".

Ngoài cái lợi đỡ tốn công, giảm chi phí đầu vào khi tham gia CĐML nhờ triển khai SX đồng loạt, năm nay nông dân xã Hợp Thịnh không còn phải lo chuyện gặt hái phơi sấy, bởi tất cả đều được phía NSC cam kết bao tiêu 100% ngay tại ruộng. Về giá cả, do giống lúa Thiên ưu 8 được SX để làm giống nên NSC cam kết mua cho nông dân theo tỉ lệ 1/1,3 (1kg được cộng thành 1,3 kg theo giá thị trường tại thời điểm mua).

Theo HTXNN Hợp Thịnh, đây là năm đầu tiên xã này mạnh dạn tham gia mô hình CĐML với tổng cộng diện tích 50 ha, chiếm hơn 90% tổng diện tích lúa toàn xã. Điều đáng mừng là hiệu quả rất thuyết phục nông dân. Năng suất lúa dự kiến vụ ĐX ở mô hình CĐML của xã Hợp Thịnh đạt trên 70 tạ/ha, nếu cộng thêm với tỉ lệ thu mua của DN là 1/1,3 thì thực thu của nông dân có thể đạt 90 tạ/ha.

Không dừng lại ở mô hình SX lúa theo CĐML, ông Đỗ Bá Vọng, PGĐ NSC cho rằng: “Xây dựng được CĐML là điều không dễ, vì thế nếu chỉ SX lúa sẽ rất lãng phí. Nếu các đơn vị, HTX có thiện chí, Cty chúng tôi sẵn sàng hợp tác để có thể duy trì SX quanh năm trên các CĐML, trong đó có sản phẩm rau quả vụ đông chứ không dừng lại ở SX lúa giống”.

Vụ ĐX 2014, có thể thấy phong trào xây dựng CĐML ở Vĩnh Phúc đã tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ. Không thua kém xã Hợp Thịnh, xã Tề Lỗ (huyện Yên Lạc) vốn là xã “láng giềng” với Hợp Thịnh, mặc dù không có sự hợp tác của doanh nghiệp nhưng cũng đã chủ động xây dựng được mô hình CĐML hơn 20 ha.

Theo ông Bùi Đức Quang, Chủ tịch UBND xã Tề Lỗ, mặc dù chưa xây dựng mô hình lớn 50 ha như xã Hợp Thịnh, nhưng Tề Lỗ trước hết là xây dựng cánh đồng mẫu. Nghĩa là cũng cánh đồng ấy, quy hoạch lại làm sao cho dân thấy làm ruộng nhàn hơn, có lãi hơn, chi phí thấp hơn.

“Chúng tôi chọn thôn có năng suất lúa thấp nhất để làm thí điểm, dồn điền đổi thửa chỉ còn tối đa 1 thửa/hộ. Nhờ liền mảnh, giá thuê cày đất giảm 1/3, mọi chi phí khác đều giảm. Mấy vụ gần đây, dân bỏ ruộng khá nhiều, nhưng sau vụ đầu triển khai cánh đồng mẫu, dân đã đua nhau xin lại ruộng để làm”, ông Quang phấn khởi cho biết.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.