| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng mẫu + lúa chất lượng = tăng thu nhập

Thứ Năm 31/05/2012 , 10:16 (GMT+7)

Mặc chính quyền kiên trì vận động, giải thích bà con huyện Hưng Nguyên vẫn sử dụng giống IR1820 đã thoái hoá, mẫn cảm với dịch hại.

Là vùng trọng điểm lúa của Nghệ An lại nằm kề TP Vinh nên nông dân huyện Hưng Nguyên vừa bám ruộng vừa chạy chợ kiếm thêm thu nhập. Vì vậy mặc chính quyền kiên trì vận động, giải thích bà con vẫn sử dụng giống IR1820 đã thoái hoá, mẫn cảm với dịch hại.

Ông Phan Văn Trường, Trưởng phòng NN-PTNT Hưng Nguyên giải thích, nông dân chưa bỏ gieo thẳng là để dành thời gian trước Tết Nguyên đán tranh thủ chạy chợ. Đây là lý do vì sao năm nào gặp rét đậm, rét hại là diện tích lúa gieo thẳng gần như xoá sổ. Còn việc dùng giống lúa IR1820 là do bà con không phải bỏ tiền ra mua giống. Vả lại gạo IR1820 dễ bán hơn các giống lúa lai.

Bởi vậy, khi đưa giống lúa lai vào SX gặp nhiều trở ngại. Huyện phải chuyển hướng sang mời các DNSX cung ứng giống lúa thuần, lúa lai chất lượng cao vào khảo nghiệm. Chỉ giống lúa chất lượng cao mới có thể đánh bại lối suy nghĩ cũ và từng bước thay đổi nhận thức của nông dân.

"Sau mấy năm chúng tôi kiên trì đưa các giống lúa chất lượng cao vào khảo nghiệm, đến nay đã xác định rõ 4 giống lúa chất lượng cao ở trà xuân sớm, xuân trung và xuân muộn thích ứng với thổ nhưỡng. Đó là 2 giống lúa thuần AC5, XT28 và 2 giống lúa lai Syn 6 và B-TE1. Vụ xuân 2012 đã dùng 4 giống lúa này để xây dựng cánh đồng mẫu (CĐM), giống IR1820 làm đối chứng.

Ông Ngô Phú Hàn, Phó chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên cho biết, huyện thành lập BCĐ triển khai xây dựng CĐM ở 4 xã: Hưng Thắng, Hưng Phúc, Hưng Tiến và Hưng Tây. Huyện đã trích ngân sách hỗ trợ các hộ tham gia CĐM 100% nilon phủ mạ; 100% giá thóc giống (huyện 70%, xã 30%); 100% thuốc BVTV và 40% phân bón.

"Chúng tôi yêu cầu mỗi xã SX một giống lúa chất lượng cao trên CĐM. Theo đó, xã Hưng Phúc SX 30 ha giống XT28; xã Hưng Thắng 30 ha giống AC5; xã Hưng Tiến 30 ha giống B-TE1; xã Hưng Tây 30 ha giống Syn 6. Cho đến thời điểm huyện tổ chức hội thảo đầu bờ (25/5/2012)... thì các tiêu chí CĐM cơ bản đều đạt. Trong đó năng suất lúa đều đạt từ 65,4-81,17 tạ/ha (tăng từ 10,4-16% so với giống lúa SX đại trà)", ông Hàn khẳng định.

"CĐM đã chứng minh cho nông dân thấy năng suất lúa SX đại trà vẫn chưa “kịch trần” như họ lầm tưởng. Nếu biết áp dụng TBKT vào SX, thâm canh thì năng suất lúa vẫn tiếp tục vượt lên. Trong đó giống có tiềm năng năng suất cao như B-TE1 có thể đạt  trên 10 tấn/ha/vụ. Hy vọng huyện Hưng Nguyên sẽ đạt được thêm một mục tiêu nữa là loại bỏ được giống IR1820 khỏi cơ cấu cây trồng của các xã", ông Linh nói.
Ông Hoàng Đức Ân, Phó phòng NN-PTNT huyện Hưng Nguyên cho biết: 4 giống chất lượng cao đều thỏa mãn được tiêu chuẩn lúa hàng hoá, được người tiêu dùng ưa chuộng. Các giống gieo cấy trà xuân sớm (XT28), xuân trung (AC5 và B-TE1) và xuân muộn (Syn6) đều vượt qua thử thách: Rét đậm kéo dài từ đầu vụ, hạn hán, sâu bệnh uy hiếp giữa và cuối vụ để giành năng suất cao.

Trong đó XT28 đạt 70,2 tạ/ha (đại trà 63 tạ/ha); AC5 đạt 66,24 tạ/ha (đại trà 60 tạ/ha); B-TE1 đạt 81,17 tạ/ha (đại trà 70 tạ/ha) và Syn6 đạt 76,5 tạ/ha (đại trà 68 tạ/ha). Nhờ tham gia SX CĐM nên hàng nghìn hộ nông dân đã tiếp cận được quy trình kỹ thuật mới.

Ông Nguyễn Chí Linh, PGĐ Trung tâm KN-KN Nghệ An nhận xét: Quy mô diện tích SX chỉ 30 ha/CĐM (nhỏ hơn một số tỉnh) nhưng 100% diện tích đều liền vùng, liền khoảnh và áp dụng kỹ thuật thâm canh đồng nhất, nên hiệu quả kinh tế cao hơn SX đại trà từ 10,4-16%. Đây là điều rất quan trọng bởi trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, tại tiêu chí 10 là phải nâng thu nhập bình quân cho người dân gấp 1,4 lần. Thứ hai là trên CĐM đã được ứng dụng cơ khí hoá vào SX, gắn đơn vị cung ứng giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm