| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng ớt lớn

Thứ Sáu 24/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Từ năm 2012 đến nay, cánh đồng mẫu lớn trồng ớt của xã Trấn Dương (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cho hiệu quả cao. 

Bà con phấn khởi với mô hình mới, song vẫn lo về vốn, đầu ra…

Giàu lên

Cánh đồng lớn trồng ớt rộng tới 55 ha vừa thu hoạch xong. Năm nay được mùa, mỗi ha bà con thu hái được 12 tấn quả tươi, tương đương gần nửa tỷ đồng.

Cánh đồng này hình thành từ năm 2012, khi địa phương có chủ trương chuyển đổi các diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng màu có giá trị kinh tế cao hơn và thành phố Hải Phòng đang chỉ đạo xây dựng các vùng SX nông nghiệp tập trung.

Ông Vũ Duy Tích, cán bộ Ban Nông nghiệp xã Trấn Dương, người gắn bó với mô hình cánh đồng ớt từ ngày đầu tiên, cho biết: "Nhận thấy đồng đất Trấn Dương phù hợp với cây ớt, đồng thời HTX Nông nghiệp xã đã liên hệ được đơn vị bao tiêu sản phẩm là Trung tâm Giống & phát triển nông, lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng nên bà con xã viên mạnh dạn chuyển đổi diện tích lớn trồng lúa sang trồng ớt. Trung tâm cũng nhận cung cấp cây giống đảm bảo chất lượng cho bà con, chủ yếu là các giống mới có năng suất cao, mã quả đẹp như ớt chỉ thiên Hai Mũi Tên Đỏ, GS 888, Hiểm lai 207, An Điền... Quá trình SX được cơ giới hóa đồng bộ".

Anh Nguyễn Bá Quyền ở thôn Trấn Hải, xã Trấn Dương canh tác 5 ha ớt cho hay, ớt là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Vì thế, trước khi trồng phải làm đất kỹ, sạch cỏ, lên luống cao 30-35 cm. Khi cây còn non không nên tưới nhiều sẽ đổ rạp. Sau khi trồng xong, hằng ngày phải kiểm tra ruộng, nếu cây chết phải dặm ngay. Ngoài bón lót bằng phân chuồng thì phải nhiều lần bổ sung lân, kali, urê… nhất là khi cây bắt đầu ra trái đến khi thu hoạch rộ.

Cây ớt ở đây thường mắc bệnh thán thư, héo rũ héo xanh, nấm… nên các hộ phải thường xuyên theo dõi, phun thuốc bảo vệ thực vật, cách ly 7-10 ngày trước khi thu hoạch.

Bà con xã Trấn Dương cho biết, cây ớt cho hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần trồng lúa, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn nên nhanh thu hồi vốn. Mỗi năm trên cánh đồng mẫu lớn trồng một vụ ớt, một vụ lúa hoặc cây màu khác. Việc xen canh chủ yếu để cải tạo đất phục vụ cho mùa ớt sau.

Khi quả ớt già, bắt đầu chuyển màu là đến mùa thu hoạch. Các hộ phải thuê hàng trăm lao động tại chỗ và từ các xã bên để tập trung thu hái. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 1,5 tháng. Mỗi người hái được chừng 20 kg quả tươi/ngày, được trả công 5.000 đ/kg.

Anh Quyền cho biết, năm nay ớt được mùa, nhiều cây cho tới 2 kg quả tươi. Vui hơn nữa là ớt được giá, anh bán cho đơn vị bao tiêu với giá 25.000-45.000 đ/kg tại ruộng. Doanh thu đạt 15-20 triệu đ/sào, trừ chi phí, thu lãi hơn 10 triệu đ/sào.

Phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Bà Bùi Thị Quý ở thôn Trấn Hải, chủ hộ trồng ớt chia sẻ: “Mô hình trồng ớt tập trung trên cánh đồng lớn thực sự có hiệu quả, chúng tôi rất vui mừng. Nhưng bây giờ muốn mở rộng diện tích trồng thì rất khó vì thiếu vốn. Mỗi sào ớt phải đầu tư không ít, từ 5-6 triệu đồng, gồm thuê đất ruộng, mua cây giống, công lao động, chi phí cơ giới hóa, rồi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Ngoài việc thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng (không được nhiều) thì bà con không có sự hỗ trợ nào khác. Đi vay bên ngoài thì chấp nhận lãi suất cao, vừa vay vừa nơm nớp lo”.

Bà Quý cũng cho biết, mặc dù thành phố có cơ chế hỗ trợ cho các hộ trồng ớt nhưng chưa đến tay người dân.

“Đầu vào” gặp khó, “đầu ra” cũng chưa ổn định. Mặc dù Trung tâm Giống & phát triển nông, lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng đã nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm nhưng là “bao tiêu theo giá thị trường tại thời điểm thu mua”. Mà giá thị trường thì vô cùng bấp bênh. Có khi giá ớt đạt tới 60.000 đ/kg, nhưng có lúc lại tụt vèo xuống mức 2.000 đ/kg ớt tươi. Bà con nói vui là giá ớt luôn chạy theo “đồ thị hình sin”, lên xuống hằng ngày, dao động liên tục.

Theo ông Vũ Duy Tích, quan trọng nhất đối với ớt của Trấn Dương là khâu thị trường, sản phẩm tiêu thụ trong nước không nhiều, chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc. Bây giờ họ ngừng thu mua thì gay to.

Ngoài ra, thiên tai cũng là một cái họa lúc nào cũng lơ lửng trên đầu người trồng ớt. Khí hậu vùng duyên hải Bắc bộ thường có nhiều bão gió. Cây ớt mà gặp bão thì không cách nào cứu được. Cơn bão số 8 năm 2012, bà con trồng ớt ở đây chịu mất trắng. Gặp ai họ cũng chép miệng, khí hậu bây giờ khắc nghiệt quá!

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất