| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng xác chết

Thứ Ba 28/08/2012 , 10:18 (GMT+7)

Những ngày qua, một số người dân của xóm Ngọc Linh (xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã không dám ra cánh đồng Sâm để chăm sóc lúa vì toàn bộ khu vực bị ô nhiễm nặng. Có cơ man những túi ni lông, những bao tải đựng xác gà, vịt, lợn chết vứt bừa bãi, ngổn ngang trên đồng ruộng ở đây.

Những ngày qua, một số người dân của xóm Ngọc Linh (xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã không dám ra cánh đồng Sâm để chăm sóc lúa vì toàn bộ khu vực bị ô nhiễm nặng. Có cơ man những túi ni lông, những bao tải đựng xác gà, vịt, lợn chết vứt bừa bãi, ngổn ngang trên đồng ruộng ở đây.

Chỉ tới đầu làng Ngọc Linh, người ta đã cảm nhận thấy mùi hôi thối từ khắp nơi trong không khí. Rất khó khăn, chúng tôi mới nhờ được một người giúp dẫn đường ra cánh đồng Sâm để tận mắt cái gọi là nghĩa địa nổi của lợn, gà, vịt. Người dân không muốn dẫn đường vì sợ mùi hôi thối và sợ sẽ mang theo mầm bệnh về lây truyền sang lợn, gà của nhà mình.

Dẫn đường là anh Nguyễn Phúc Thọ - người đã từng tắm rửa thi thể và khâm liệm cho các nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở mỏ than Phấn Mễ tại xã Phục Linh hồi tháng 4/2012. Dọc con đường dẫn ra cánh đồng Sâm, có rất nhiều bao tải dứa, túi ni lông vứt ngổn ngang, bừa bãi. Anh Thọ cho biết, đó chính là những bao đựng xác lợn, xác gà vịt đã được một số người dân rạch túi để chúng mau phân hủy.

Anh Thọ đưa chúng tôi đến ngã ba của mương nước giữa cánh đồng. Chướng khí bốc lên nồng nặc. Đếm nhanh, tại vị trí này có gần 20 bao đựng xác vật nuôi chết nằm ngổn ngang. Có bao trong lòng mương, có bao nằm giữa ruộng lúa. Hầu hết bao xác thối rữa đang trong quá trình phân hủy mạnh, bao nào cũng có một đống lớn dòi bọ nhung nhúc bu kín chung quanh.

Anh Thọ cầm dao quắm mổ vào một bao rồi kéo mạnh làm rách toạc, phình lòi ra xác những con gà chết thối. Mùi xú uế đặc nghẹt xộc lên. Đến một vị trí khác, nơi mà những bao tải nằm chình ình trên đường đi. Anh Thọ cho biết, các bao đựng xác gia súc, gia cầm chết thường được ném xuống mương. Những bao trên mặt đường là do người dân vớt lên để tránh tắc nghẽn mương nước cũng như không cho chúng trôi vào ruộng của nhà mình.

Anh Thọ cầm dao quắm tiến đến để rạch một bao tải căng ních. Tiếng dao quắm mổ vào chiếc bao nghe phịch một cái, nước trong bao phụt ra mang theo cả dòi bọ. Anh Thọ lao ra bờ mương đứng nôn ọe một lúc lâu. Anh nói, chưa bao giờ lại thấy cảm giác hôi thối kinh khủng như thế.

Ông Lê Huy Hải (một người dân xóm Ngọc Linh) cho biết, ba ngày trước, những bao tải nằm dài hàng km dọc theo đường mương. Trận mưa to hôm 22, 23/8 đã kéo một số lớn các bao này đi khắp nơi, mùi hôi thối váng vất cả làng, cả xã. Các hộ dân trong xóm không dám thả chó vì thả ra chúng sẽ chạy ra ruộng cõng xác gà chết về, rất ghê sợ.

Bà Trần Thị Síu (một người dân xóm Ngọc Linh) cho biết, dân không dám ra ruộng chăm sóc lúa vì mùi hôi thối quá khủng khiếp. Đáng nói là hầu hết các bao đựng xác gia súc, gia cầm chết bị vứt bừa bãi lại là của người dân các xóm khác. Nhiều khả năng sẽ tập trung ở 3 xóm là Ngọc Tiến, Thọ và Quéo.

Có thể thấy, việc người dân thiếu ý thức trong việc thực hiện tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh chết không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất mà còn là nguyên nhân chính gây khuếch tán dịch bệnh trên diện rộng. Ông Đỗ Tiến Thành (Chủ tịch UBND xã Phục Linh) cho biết, xã đã chỉ đạo các trưởng thôn cùng bà con nhân dân thực hiện việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh chết theo quy định. UBND xã cũng yêu cầu các thôn tự thu gom và tiêu hủy xác gia súc, gia cầm vứt bừa bãi.

Qua phản ánh của PV NNVN, ông Trường khẳng định, ngay lập tức sẽ yêu cầu cán bộ Trạm thú y huyện Đại Từ phối hợp với lãnh đạo xã thực hiện việc thu gom và tiêu hủy xác gia súc, gia cầm theo quy định.

Rõ ràng, trông chờ vào việc người dân tự có ý thức thu gom và tiêu hủy thì làm gì có chuyện họ ném động vật chết khắp nơi như vậy? Ông Thành thừa nhận, cũng có một số người dân tự thu gom vì xác chết của gia súc, gia cầm bị vứt ở ngay gần nhà nên không chịu được mùi hôi thối.

Bà Vương Thu Dung (cán bộ thú y xã Phục Linh) cho biết, tổng đàn lợn của xã đến thời điểm đầu tháng 7/2012 là 4.161 con. Bệnh tả ghép với tụ huyết trùng đã xuất hiện làm lợn chết rải rác từ ngày 6/8. Tổng đàn gà có 28.560 con. Hiện tượng ốm chết rải rác và đồng loạt trên đàn gà diễn ra từ ngày 12/8.

Bà Dung đã tham mưu cho UBND xã, đồng thời báo cáo cơ quan thú y huyện, lấy vôi bột, hóa chất để tiêu hủy gia súc gia cầm mắc bệnh chết; tiến hành tiêm vacxin phòng bệnh và bao vây ổ dịch tại xóm Quéo. Bà Dung không thống kê được số lượng gia súc, gia cầm mắc bệnh chết trong thời gian qua là bao nhiêu song bà phỏng đoán, tổng số gia súc, gia cầm hiện chỉ còn vào khoảng 15% tổng đàn.

Ông Bùi Văn Trường (Trạm trưởng Trạm thú y huyện Đại Từ) cho biết, mặc dù đã tổ chức tiêu hủy, phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm tại xã Phục Linh theo quy định song Trạm thú y thực sự bất ngờ vì không hề nhận được báo cáo hay thông tin gì về việc các hộ dân đã quăng xác gia súc, gia cầm chết bệnh tứ tung như vậy.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm