| Hotline: 0983.970.780

Cảnh giác bệnh đạo ôn

Thứ Ba 10/01/2012 , 14:44 (GMT+7)

Do ảnh hưởng các đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống,  thời tiết các tỉnh Nam bộ trở lạnh, đêm và sáng sớm có sương mù, mưa nhỏ… tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát sinh.

 Diện tích lúa ĐX được xuống giống đa số đang ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, khả năng hấp thụ đạm rất mạnh. Đây là thời kỳ xung yếu nhất của cây lúa đối với bệnh đạo ôn lá (bệnh cháy lá). Như vậy, tình hình thời tiết và cây trồng rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

Theo cơ quan BVTV phía Nam, diện tích nhiễm bệnh cháy lá ở các tỉnh phía Nam đang có chiều hướng gia tăng. Thời điểm cận Tết Nguyên đán, bà con thường mất cảnh giác, ít quan tâm đến ruộng lúa, vì thế đã có những năm bị bệnh cháy lá và đạo ôn cổ bông gây hại nặng.

Ngay từ bây giờ bà con cần kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để phát hiện sớm và phun xịt thuốc phòng trị bệnh kịp thời. Bà con nhớ phải lội hẳn xuống ruộng kiểm tra nhiều điểm theo đường chéo góc trên ruộng. Tại mỗi điểm cần vạch lá xem xét kỹ từng bụi lúa. Chú ý chỗ lúa tốp lốp, gần bờ, xung quanh các đường nước… vì nơi đây thường là nơi bệnh phát sinh sớm nhất và nặng nhất so với chỗ khác trong ruộng. Như vậy mới không bỏ sót bệnh, nhất là khi bệnh mới chớm phát sinh (vết bệnh chưa điển hình, chưa rõ ràng).

Khi phát hiện thấy chớm có bệnh bà con phải ngưng ngay việc bón phân đạm và không được để cho ruộng bị khô nước. Đồng thời tiến hành phun xịt thuốc ngay.

Về thuốc, hiện nay có khá nhiều loại phòng trị bệnh gây hại trên cây trồng. Tuy nhiên để có hiệu quả cao đối với bệnh đạo ôn, bà con có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau:

- Pysaigon 50WP (pha 40gram/bình 16 lít). Ngoài tác dụng phòng, trị bệnh đạo ôn, Pysaigon 50WP còn giúp cây có màu xanh mỡ gà kéo dài, phát triển tốt.

- Lúa vàng 20WP (pha 40gram/bình 16 lít), loại thuốc này làm cho vết bệnh khô nhanh, không tiếp tục phát triển, lây lan, cây lúa nhanh hồi phục và phát triển tốt.

Pha xong, bà con xịt 2,5 bình xịt cho 1.000 m2. Những ruộng đã bị bệnh gây hại nhiều, bà con nên phun thêm một lần nữa (sau lần phun đầu khoảng 7-10 ngày).

Trường hợp ruộng lúa đang trỗ lẹt xẹt, nếu thấy thời tiết thuận lợi cho bệnh, bà con nên dùng một trong những loại thuốc trên phun ngừa bệnh gây hại trên cổ bông, cổ gié và hạt lúa. Sau đó phun tiếp lần 2 khi lúa vừa trỗ xong (đợt thuốc này nhớ phải phun đầu buổi sáng hoặc chiều mát để không ảnh hưởng đến thụ phấn của bông lúa). Ngoài đạo ôn, đợt phun này còn có tác dụng hạn chế bệnh lem lép gây hại trên hạt.

Ngoài những loại thuốc phun lên lá, bà con cũng có thể dùng thuốc hạt KiSaigon 10H rải xuống ruộng với lượng 2,5kg/1.000m2, khi thấy bệnh chớm phát sinh,

Khi sử dụng thuốc, bà con nhớ tuyệt đối không được pha thêm những loại phân bón lá có tỷ lệ đạm cao phun cùng với thuốc và không phun xịt thuốc khi lá lúa còn ướt sương hoặc nước mưa.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất