| Hotline: 0983.970.780

Cảnh giác cao với bệnh Glôcôm

Thứ Sáu 15/03/2013 , 08:04 (GMT+7)

Bệnh Glôcôm thường khởi phát đột ngột vào buổi chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh.

Theo BS Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt TƯ, kết quả điều tra ngẫu nhiên tại hai tỉnh Nam Định và Thái Bình trong năm 2012 cho thấy, có tới 2,2% (ở Nam Định) và 2,4% ( tại Thái Bình) bị mắc bệnh này.

Song, điểm mới nhất mà BV thống kê được từ khoảng 2000 bệnh nhân đến điều trị mỗi năm là: Phần lớn người dân thiếu hiểu biết về căn bệnh này, trong khi Glôcôm là một căn bệnh nguy hiểm, thường gây đau nhức, mất thị lực, có thể gây mù vĩnh viễn. Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên rất khó phòng ngừa bệnh. Bởi vậy, chỉ còn cách phát hiện sớm để chữa trị, tránh khỏi mù lòa, nhất là với những người có nguy cơ cao.

Cũng theo BS Tuấn, bệnh Glôcôm thường khởi phát đột ngột vào buổi chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh. Biểu hiện mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ... Sờ tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi. Đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, mi mắt sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tụ rìa, giác mạc phù nề mờ đục. Khi có những triệu chứng như trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời.


Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh Glôcôm

Tuy nhiên, có những trường hợp bị mắc bệnh Glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, thị lực trung tâm thường được bảo tồn đến giai đoạn muộn của bệnh nên bệnh nhân không nhận thấy thị lực của mình đang giảm. Đa số bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhìn mờ như qua một màn sương rồi tự hết, những triệu chứng trên thường không rõ ràng nên bệnh nhân ít để ý đến.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Glôcôm là: Những người trên 35 tuổi. Tuổi càng cao, khả năng bị glôcôm càng lớn; trong gia đình có người từng bị bệnh (kể cả trẻ em); bệnh  nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân); bệnh nhân bị đái tháo đường, cao huyết áp, người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu.

Các BS mắt khuyến cáo, khi phát hiện mắc bệnh glôcôm cần được điều trị ngay bằng thuốc tra mắt và uống thuốc hạ nhãn áp, các thuốc này phải được sử dụng theo chỉ định, theo dõi chặt chẽ của bác sỹ nhãn khoa. Bệnh nhân khi đã mắc bệnh Glôcôm nhất thiết phải đi khám định kỳ, được các bác sỹ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường  xuyên theo một quy trình chặt chẽ, nhằm  kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác...

Box: Theo đại diện BV Mắt TƯ, từ nay đến hết ngày 16/3, BV Mắt TW tổ chức khám, tư vấn cấp thuốc miễn phí cho tất cả những bệnh nhân Glôcôm đã và đang được điều trị và khám sàng lọc, điều trị miễn phí bệnh Glôcôm cho người nghèo, đối tượng chính sách, thương bệnh binh...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.