| Hotline: 0983.970.780

Cảnh giác cao với dịch cúm A/H7N9

Thứ Năm 16/01/2014 , 10:48 (GMT+7)

Sau gần một năm tạm yên nhưng dịch cúm A/H7N9 đang có nguy cơ lớn xâm nhập vào Việt Nam từ các tỉnh giáp biên giới...

“Sau gần một năm tạm yên nhưng dịch cúm A/H7N9 đang có nguy cơ lớn xâm nhập vào Việt Nam từ các tỉnh giáp biên giới- những nơi có nhiều dân buôn bán làm ăn, sinh sống”- GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định. Khoảng 2 tuần gần đây, Bộ Y tế nhận được nhiều thông tin từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nơi tiếp giáp với miền Bắc Việt Nam, đã có 50 người tử vong vì virus cúm A/H7N9.

Theo Bộ Y tế, để phát hiện sớm nguồn bệnh, ngành y tế hiện đang tập trung tăng cường giám sát các ca bệnh, các chùm ca bệnh viêm phổi nặng nghi do virus tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Ngoài ra, theo nhận định từ nhiều chuyên gia, khả năng lây truyền cúm A/H7N9 từ người sang người dễ nhất ở những người có cùng huyết thống, bởi yếu tố di truyền làm tăng khả năng cảm nhiễm với virus này.

Bên cạnh đó, từ nay đến Tết Nguyên đán, Bộ Y tế tăng cường thêm nhiều đoàn kiểm tra và giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các ca bệnh. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu giám sát chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh đi từ vùng có dịch vào Việt Nam, sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa để kịp thời phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, tổ chức khám, cách ly và xử lý y tế theo quy định.

GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, ông vừa kết thúc chuyến giám sát dịch cúm tại 15 địa điểm trọng điểm nhưng vẫn chưa phát hiện có chủng cúm A/H7N9 xuất hiện tại Việt Nam. Ngoài ra, kết quả giám sát tại 147 chợ kinh doanh gia cầm sống cũng chưa thấy xuất hiện virus cúm A/H7N9. Mặc dù vậy có tới 61% số mẫu gia cầm được lấy từ các chợ này có virus cúm A/H5N1.

Cũng theo ông Hiển, phần lớn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 đều bị viêm phổi nặng với những triệu chứng như sốt, ho và khó thở, dễ dẫn đến suy hô hấp, suy đa phủ tạng, thậm chí tử vong. Trên gia cầm, virus cúm A/H7N9 có độc lực thấp nên khó phát hiện. Tuy nhiên, khi lây bệnh sang người lại chuyển biến nặng dễ gây tử vong.

Ngày 15/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhắc lại khuyến cáo để người dân phòng bệnh cúm A/H7N9. Theo đó, phải thường xuyên rửa tay với xà phòng, không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y trên địa bàn.

Nếu có các biểu hiện cúm như sốt cao, ho, đau đầu, khó thở, nhất là có tiền sử tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về hoặc với gia cầm ốm chết thì cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn khám, điều trị kịp thời.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất