| Hotline: 0983.970.780

Cáo buộc của trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp thiếu cơ sở

Thứ Hai 24/05/2010 , 10:04 (GMT+7)

NNVN ra ngày 6/5/2010, phản ánh việc thạc sĩ Nguyễn Thu Băng, giảng viên trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp bị đuổi việc chỉ vì “đi làm muộn”. Sau khi báo đăng, tòa soạn nhận được công văn phản hồi từ phía nhà trường khẳng định cô Băng có nhiều vi phạm tuy nhiên nhà trường không đưa ra được luận chứng nào thuyết phục.

>> Một nữ thạc sĩ bị trù dập

Vu cáo đồng nghiệp và nhà trường, có thái độ chống đối coi thường tổ chức kỉ luật, thu tiền của học sinh bất hợp pháp… là những cáo buộc mà ông Phạm Ngọc Anh, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp đưa ra để đuổi việc cô giáo Băng. Trên thực tế, cáo buộc này hoàn toàn không có cơ sở.

Trở lại đơn khiếu nại gửi Bộ Công Thương và cơ quan công luận của cô Băng, có 3 nội dung chính: Đó là phân công lao động trong bộ môn không hợp lý, người dạy quá nhiều, người dạy ít. Hoạt động chuyên môn có nhiều thiếu sót, bài thi không đánh số báo danh, không rọc phách. Và điều quan trọng nhất là cô Băng không hề đi muộn trong tháng 11 nhưng bị cán bộ Phòng Đào tạo dựng lên để xử lý kỉ luật. Mỗi nội dung khiếu nại, cô Băng đều gửi theo bằng chứng rõ ràng. Nhưng kết luận của Ban Thanh tra nhân dân không cần xét đến bằng chứng mà lần lượt bác bỏ từng nội dung theo hướng áp đặt. 

Về phân công giảng dạy, cô Băng đưa ra bản thống kê về phân công của bộ môn trong đó giáo viên có khối lượng nhiều nhất là 720 tiết/kì học, giáo viên có khối lượng ít nhất là 240 tiết/kì học. Số liệu này cô Băng thống kê theo Thời khóa biểu do trưởng bộ môn đề gửi trực tiếp cô Băng (có bút tích) nhưng Ban Thanh tra nhân dân lại cố tình “nói lái” thời khóa biểu thành bản đăng ký giảng dạy và giải thích sau khi các giáo viên đăng kí, bộ môn sẽ điều chỉnh và phân công hợp lý? Đơn cô Băng trình bày thầy Phan Trọng Đức, Phòng Đào tạo ghi chép báo cáo thiếu trung thực gây mất uy tín giáo viên và yêu cầu Phòng Đào tạo phải có biên bản trực tiếp để xác định việc đi muộn, Ban Thanh tra nhân dân cũng chỉ dựa trên văn bản xác nhận sau ba tháng từ phía những cán bộ không có liên quan để bác bỏ những yêu cầu bảo vệ quyền lợi chính đáng của cô Băng? 

Như NNVN đã phân tích, việc giám sát hoạt động giảng dạy của giáo viên khi lên lớp không phải nhiệm vụ của Phan Thị Thanh Thủy vậy tại sao hôm đó bà Thủy lại đi kiểm tra cùng thầy Đức để có thể kí vào giấy xác nhận? Nếu bà Thủy là thành viên trong đoàn kiểm tra thì khi đi từng lớp phải có trình tự, có biên bản tại chỗ? 

Những khúc mắc trên, cho đến nay nhà trường vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng nhưng vẫn khẳng định cô giáo Băng có vi phạm, thành lập Hội đồng kỉ luật và xử ép. Thậm chí, còn “xới xáo” cả những việc thu tiền photo của học sinh để nói cô Băng mưu lợi cá nhân, vi phạm đạo đức nhà giáo. Trên thực tế, cô Băng thừa nhận khi mới về trường có thu tiền photo tài liệu của hai lớp KT 51A5 và KT 51 A6. Việc photo tài liệu tham khảo cho học sinh, cô vẫn thường làm khi còn dạy ở trường Trung học cơ sở.

Chỉ vì các cháu còn bé, nhiều cháu bố mẹ còn đưa đón tận cổng trường, khó có thể giao việc photo tài liệu cho học sinh nên cô đành đảm nhiệm. Khi thay đổi môi trường giảng dạy, ở cấp đại học, ngay khi nhận ra sai lầm đó, cô đã lập tức trả lại học sinh tiền photo. Vụ việc nhanh chóng bị lãng quên, bởi số tiền photo quá nhỏ bé và ai cũng hiểu động cơ của cô là trong sáng. Vào thời điểm ấy, các đồng nghiệp chưa mâu thuẫn với cô nên nhà trường cũng không “quan tâm”. Chỉ khi không còn đứng trên phương diện đồng nghiệp với nhau, thì chuyện thu tiền hai năm trước lại thành sự kiện. Cáo buộc cô Băng mưu cầu lợi ích từ Ban Thanh tra trích điều 118 Luật Giáo dục “xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với người lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định”. 

Công tâm mà xét, cô Băng trực tiếp thu tiền photo là không nên. Nhưng muốn khẳng định việc cô Băng thu tiền là mưu lợi cá nhân thì cần phải làm rõ: Cô Băng đã thu bao nhiêu tiền, photo bao nhiêu bản cho học sinh và số tiền phụ trội hơn là bao nhiêu? Chưa kịp tìm hiểu nhưng nhà trường đã đưa ra kết luận vội vàng. Trong trường hợp cô giáo chỉ thu vừa đủ thì thực sự kết luận của Ban Thanh tra nhân dân đã đổ tiếng “oan” cho cô Băng.  

Không chứng minh được cô Băng đi muộn, không đủ cơ sở để kết luận cô Băng mưu lợi cá nhân nhưng trường vẫn ra quyết định đình chỉ công tác, lập hội đồng xét kỉ luật, ép giáo viên nhận khuyết điểm. Đương nhiên, cô Băng cũng không thể nhận khuyết điểm mà mình không vi phạm nên cô được chụp thêm cái “mũ” chống đối, coi thường tổ chức kỉ luật và bị buộc thôi việc. Tới đây, có thể thấy khá rõ cách giải quyết chưa khách quan, thiếu công bằng của trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp. Quyết định buộc thôi việc cô Băng là quyết định mang tính trù dập người khiếu nại tố cáo.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm