| Hotline: 0983.970.780

"Cao thủ" trồng bơ trái vụ

Thứ Sáu 23/12/2011 , 13:02 (GMT+7)

Tại xã Ea Ktuar, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk), Huỳnh Ngọc Tư đã trở thành “bậc cao thủ” trong việc tuyển chọn thành công giống bơ đầu dòng trái vụ...

Tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh, ra trường về công tác tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, vì hoàn cảnh gia đình, năm 2005 anh Huỳnh Ngọc Tư (sinh năm 1974, quê Quảng Ngãi) về làm ăn và sinh sống tại thôn 10, xã Ea Ktuar, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk).

Tại mảnh đất này, Huỳnh Ngọc Tư đã trở thành “bậc cao thủ” trong việc tuyển chọn thành công giống bơ đầu dòng trái vụ. Về sống ở Đăk Lăk, anh thấy cây bơ là một loại cây trồng có lợi thế và nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù của Tây Nguyên. Trong khi đó, tại địa phương chủ yếu chỉ có bơ chính vụ từ tháng 5 đến tháng 9, còn bơ trái vụ rất ít và không đáp ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu.

Từ suy nghĩ đó, anh đã bỏ công sức nghiên cứu giống bơ trái vụ. Sau 3 năm (2007-2009) tiếp cận trên hầu hết khắp các vùng trồng bơ của Đăk Lăk và Đăk Nông, Huỳnh Ngọc Tư đã tìm và chọn lọc được 46 cây bơ trái mùa (không tuyển bơ chính vụ). Các cây đầu dòng được điều tra, nghiên cứu trên nhiều vùng trồng bơ. Theo kết quả báo cáo qua Hội đồng khoa học của tỉnh Đăk Lăk tại Quyết định số 814/QĐ-SNNPTNT, ngày 29/12/2009 và Thông báo ngày 27/4/2010 về kết quả bình tuyển, Huỳnh Ngọc Tư đã được công nhận 5 cây bơ đầu dòng trái vụ với các ký hiệu từ CĐD-BO-41.01 đến CĐD-BO-41.05.

Đặc điểm nổi bật ở các cây bơ đầu dòng trái vụ được công nhận là nhóm bơ sáp, hình dạng quả bầu hay bầu thuôn (không có dạng quả tròn), trọng lượng theo tiêu chuẩn 400-450g/quả, màu thịt quả từ vàng đến vàng đậm. Chất lượng quả các cây đầu dòng được xem xét với rất nhiều tiêu chí thông qua phân tích, qua Hội đồng khoa học và được tuyển theo hướng phù hợp với xuất khẩu và đảm bảo tốt cho thị trường trong nước.

Ngoài ra, hàng năm anh còn phối hợp với Phòng NN- PTNT, Hội Nông dân các huyện trên địa bàn tỉnh tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho bà con nông dân.

Thời điểm thu hoạch gồm một cây đầu dòng thu sớm (tháng 1 đến tháng 4), ba cây đầu dòng thu hoạch muộn (tháng 8 đến tháng 9) và một cây đầu dòng thu hoạch rải vụ (tháng 10, 11 và tháng 2 đến tháng 4). Giá bán hiện nay cao gấp 3 đến 7 lần so với nhiều giống bơ chính vụ. Niên vụ 2009-2010, anh Tư đã cung cấp cho 25 hộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên với khoảng 30 ngàn cây giống; năm 2011, anh tiếp tục cung cấp ra thị trường khoảng 50.000 ngàn cây giống.

Từ một kỹ sư nghèo lên cao nguyên Đăk Lăk lập nghiệp, giờ đây anh Huỳnh Ngọc Tư đã trở thành chủ một thương hiệu giống bơ trái vụ DakFarm (caygiongdakfarm.vn) nổi tiếng tại Tây Nguyên với thu nhập lên tới 2-3 tỷ đồng/năm. Hiện cơ sở cây giống của anh đã cung cấp đầy đủ các chủng loại giống từ cây ăn quả đến cây công nghiệp, cây lâm nghiệp… không chỉ ra thị trường 5 tỉnh Tây Nguyên mà còn cung cấp số lượng lớn tới các tỉnh như Quảng Trị, Đồng Nai, Bình Phước, Vũng Tàu…

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm