| Hotline: 0983.970.780

Cargill - một thương hiệu lớn mà hành xử với khách hàng chẳng giống ai!

Thứ Tư 29/06/2016 , 07:30 (GMT+7)

Sau khi liên tiếp mua phải cám Cargill có biểu hiệu chất lượng kém, cộng với việc chuốc thêm bực tức khi liên hệ với các bộ phận có trách nhiệm từ thấp đến cao của Cargill, nhằm khiếu nại nhưng không có kết quả, anh Nguyễn Văn Khương đành vứt bỏ mấy tạ cám Cargill còn lại trên lồng bè...

Như NNVN đã phản ánh qua bài viết  'Người nuôi cá quá thất vọng vì cám Cargill bị mốc và tẩy xóa hạn sử dụng', anh Nguyễn Văn Khương ở thôn Xuân Cai, xã Yên Trung (Yên Phong, Bắc Ninh) sau khi nghiên cứu kỹ đã quyết định chọn loại cám có giá cao nhất nhì trên thị trường hiện nay là Cargill, bởi anh quan niệm “đắt nhưng xắt ra miếng”.

Quả thực, khi sử dụng cám Cargill được sản xuất tại Nhà máy ở tỉnh Đồng Nai cho cá bột ăn, chất lượng cám khá ổn định, cá rô phi lớn nhanh và hầu như rất ít khi bị chết. Tuy nhiên, khi chuyển sang dùng cám Cargill được sản xuất tại nhà máy ở Hưng Yên, anh Khương thấy cá chậm lớn hẳn và hay chết vặt.

Nuôi lứa cá này đã gần 1 năm, song hiện trọng lượng cá rô phi Đường Nghiệp tại lồng bè của anh Khương chỉ dao động xung quanh 0,5 kg/con, tức bằng 50% trọng lượng theo lý thuyết.

Tuy nhiên, điều khiến anh Nguyễn Văn Khương "giã từ" cám Cargill chính bởi cách hành xử bất nhất, coi thường người chăn nuôi, không giống văn hóa và cách hành xử của một doanh nghiệp mang thương hiệu Mỹ.

Đầu tiên phải kể đến là sự nhập nhèm vô trách nhiệm của đại lí cấp 1 hãng cám Cargill, ông Nguyễn Văn Phận ở xã Đông Tiến (Yên Phong, Bắc Ninh). Ngày 12/5/2016, sau khi phát hiện lô cám mua từ đại lí của ông Nguyễn Văn Phận có dấu hiệu tẩy xóa ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng, anh Khương trực tiếp liên hệ với ông Phận phản ánh vấn đề, song ông Phận không thừa nhận và đổ lỗi do phía công ty in nhòe.

Hôm sau đi cùng nhân viên tiếp thị cám của Cargill xuống thăm lồng cá của anh Khương, ông Phận lại đứng ra nhận lỗi có sửa chữa, tẩy xóa ngày tháng sản xuất trên bao bì. Chính sự bất nhất này khiến anh Khương bắt đầu nghi ngờ lô cám Cargill mà đại lí ông Nguyễn Văn Phận bán cho mình có vấn đề.

Nhưng nếu mọi sai sót chỉ nằm ở phía đại lý thì anh Khương vẫn còn chút ít niềm tin vào cám Cargill. Điều khiến anh Khương bức xúc nhất là việc nhân viên tiếp thị cám Cargill coi anh như đứa trẻ con khi “dỗ ngọt” bảo rằng, cho dù cám có quá hạn sử dụng 1,5 tháng, cá ăn cũng không việc gì.

Đỉnh điểm của việc hành xử không giống ai là vào ngày 14/5/2016, sau khi nhập lô cám Cargill khác vẫn còn hạn sử dụng, nhưng khi bóc bao bì ra thấy bị mốc, vón cục, anh Khương chụp ảnh và gọi điện cho nhân viên tiếp thị cám thì phải đến tận ngày 27/5/2016, người có trách nhiệm cao nhất hãng cám Cargill tại tỉnh Bắc Ninh là ông Tô Quang Cảnh mới lò dò đến làm việc.

14-06-21_nh-2b
14-06-21_nh-2
Lập biên bản việc ông Tô Quang Cảnh "thủ tiêu" cám Cargill mốc
 

Là đơn vị khách quan, trung lập và tôn trọng sự thật, song đến lúc này chúng tôi cũng phải ngán ngẩm với cách hành xử cũng như văn hóa làm việc của cán bộ, nhân viên Cargill. Không hiểu, một thương hiệu mà quay lưng, coi thường chính những khách hàng của mình thì không biết tương lai sẽ đi về đâu?

Nhưng thay vì tìm hiểu nguyên nhân, động viên và có những giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, ông Tô Quang Cảnh tranh thủ lúc anh Nguyễn Hữu Khương không để ý đã nhanh chóng thủ tiêu chứng cứ trong những bao cám Cargill bị mốc, vón cục. Chứng kiến hành động này, anh Khương ngỡ ngàng không hiểu được tại sao làm việc cho một thương hiệu lớn của Mỹ lại những cán bộ, nhân viên không đàng hoàng như vậy?

Quá thất vọng và mất hết niềm tin vào vị đại diện của Cargill tại tỉnh Bắc Ninh cũng như thương hiệu Cargill, anh Nguyễn Hữu Khương tạm dừng không cho cá ăn cám Cargill từ mấy ngày nay để chuyển sang dùng cám khác. Bên cạnh đó, anh Khương gửi đơn phản ánh lên Chi cục Quản lý thị trường Bắc Ninh, Thanh Tra Sở NN-PTNT và Báo NNVN đề nghị điều tra, lấy mẫu phân tích làm rõ, mong tìm lại công bằng cho người nông dân.

Chưa dừng lại ở đó, trong một lần về tiếp xúc với anh Nguyễn Hữu Khương, chúng tôi tình cờ gặp 3 - 4 cán bộ, nhân viên của Công ty Cargill tới làm việc. Nhưng trong suốt câu chuyện từ đầu đến cuối tôi chỉ thấy bên phía Cargill giải thích về quy trình sản xuất cám.

Chưa hết, họ còn đổ lỗi do yếu tố môi trường, thời tiết, hàm lượng ôxy, con giống… không chuẩn mới là nguyên nhân chính khiến lứa cá rô phi Đường Nghiệp của anh Nguyễn Hữu Khương không đạt trọng lượng theo lý thuyết.

Nhận thấy giữa hai bên vẫn còn rất nhiều những khúc mắc cần giải quyết, chúng tôi xin phép về trước để hai bên tự xử lí nội bộ. Tuy nhiên, từ hôm đó đến nay đã gần 1 tháng, khi liên hệ với anh Nguyễn Hữu Khương chúng tôi mới hay biết, cán bộ, nhân viên của Cargill sau hôm đó chưa có bất cứ thông tin, phản hồi nào với anh Khương. Có nghĩa là ở nhà anh Khương đi, họ lặn một hơi không sủi tăm.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.