| Hotline: 0983.970.780

CASUCO đổi mới công nghệ, SX đường tinh luyện RE

Thứ Ba 31/12/2013 , 10:26 (GMT+7)

Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) đã khánh thành dây chuyền SX đường tinh luyện 350 tấn/ngày tại NM đường Phụng Hiệp (Hậu Giang), chính thức chào bán sản phẩm mới - đường tinh luyện nhãn hiệu Hoa Mai.

Ngày 26/12, nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập tỉnh Hậu Giang, với sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang, các Sở, Ban ngành, chính quyền địa phương vùng mía nguyên liệu và các DN đối tác, khách hàng, Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) khánh thành dây chuyền SX đường tinh luyện 350 tấn/ngày tại NM đường Phụng Hiệp (Hậu Giang), chính thức chào bán sản phẩm mới - đường tinh luyện nhãn hiệu Hoa Mai.

Công nghệ mới

Ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc CASUCO kiêm Giám đốc NM đường Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết: Tổng vốn đầu tư công nghệ mới chế biến đường tinh luyện RE 140 tỷ đồng. Đây là nhà máy đường thứ 2 ở vùng ĐBSCL SX đường RE (sau nhà máy đường Long An).

Khởi công từ đầu tháng 8/2013, sau gần 4 tháng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, các kỹ sư, CBCBNV nhà máy đường Phụng Hiệp (CASUCO) cùng với các kỹ sư Ấn Độ hoàn thành đưa vào chạy thử và hiệu chỉnh máy móc thiết bị. Ngày 9/12 dây chuyền vận hành đạt công suất và các chỉ tiêu kỹ thuật ổn định đến nay. Những hạt đường tinh luyện RE óng ánh, trắng sáng được đóng gói bao bì nhãn hiệu Hoa Mai đã có mặt trong các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, TP.HCM.

Dây chuyền thiết bị chế biến đường RE do CASUCO đầu tư được lựa chọn áp dụng theo công nghệ tiên tiến lắng nổi phốt phát hóa kết hợp với khử màu bằng PP trao đổi Ion, do nhà thầu chính ISGEC cung cấp từ các Cty Ấn Độ. Trong quá trình lắp đặt thiết bị, nhằm giảm giá thành đầu tư có một số thiết bị được các kỹ sư, công nhân CASUCO chế tạo tại chỗ và lắp đặt theo sự hướng dẫn và giám sát của các kỹ sư Ấn Độ.

Quyết định đầu tư của CASUCO được các nhà kinh doanh đường trong nước nhận định là kịp thời và đúng lúc. Trong những năm gần đây, ngành mía đường Việt Nam đã nhận diện trước những khó khăn, thách thức lớn do giá đường ở mức thấp, cung nhiều hơn cầu, tình hình đường nhập lậu tràn lan gây thiệt hại cho Nhà nước và khó khăn cho ngành mía đường trong nước.

Tại thị trường nội địa, đường trắng RS luôn dồi dào nhưng giá bán bấp bênh, luôn thấp hơn đường tinh luyện RE. Trong khi đa số các Cty SX đường tại Việt Nam SX đường RS và việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Đó là do đường RS chất lượng không ổn định, giảm nhanh trong quá trình bảo quản và đặc biệt ít được sử dụng trong các ngành công nghiệp và chế biến thực phẩm. Hơn nữa, thực tế nhu cầu đường tinh luyện SX trong nước không đủ cung cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Việc áp dụng công nghệ SX hiện đại sẽ giúp CASUCO đạt mục tiêu nâng công suất SX đường tinh luyện RE từ 350 tấn/ngày lên 500 tấn/ngày. Sản phẩm đường RE kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt hơn về yêu cầu VSATTP, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của ngành chế biến thực phẩm, dược phẩm trong nước và tiêu chuẩn đường xuất khẩu.

Sản phẩm đường RE tồn trữ an toàn hơn, khắc phục tình trạng giảm phẩm chất trong quá trình bảo quản. Ứng dụng công nghệ SX mới còn giúp CASUCO tăng tổng thu hồi, hạ giá thành sản phẩm và giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trường sinh ra trong quá trình SX.

Triển vọng

Theo quyết định 124/QĐ-TTg (ngày 2/2/2012) của Chính phủ phê duyệt tổng thể SX ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đối với cây mía và chế biến đường “sẽ không xây dựng thêm nhà máy mới mà tập trung mở rộng công suất các nhà máy hiện có, đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa dây chuyền SX để nâng cao hiệu suất thu hồi và chất lượng sản phẩm, đầu tư thêm phần đường luyện để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến năm 2020, tổng công suất ép đạt 140.000 TMN, sản lượng đường đạt 2 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và có thể xuất khẩu”.


CASUCO khánh thành dây chuyền SX đường RE

Dây chuyền SX đường tinh luyện RE đưa vào hoạt động sẽ mang lại lợi ích không chỉ riêng cho CASUCO mà còn mang đến lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi SX mía đường và góp phần tăng thêm nguồn cung đường chất lượng cao, kịp thời cho thị trường.

Với nông dân trồng mía nguyên liệu, sự ra đời thêm dây chuyền công nghệ mới SX đường RE của nhà máy đường Phụng Hiệp hy vọng đảm bảo được đầu ra ổn định cho cây mía, do giá bán đường tinh luyện cao hơn và ổn định hơn; đồng thời giúp DN có được lợi thế cạnh tranh bền vững trong ngành mía đường.

Về lâu dài, công nghệ SX đường RE rất thích hợp với việc kết hợp phát nhiệt điện, nhất là thời gian ngoài vụ mía. Đây là xu thế hiện nay của các nước có ngành SX mía đường phát triển. Khi nhà máy hết mía nguyên liệu vẫn có thể SX đường tinh luyện từ nguyên liệu đường thô và sử dụng nguồn bã mía dư thừa, vỏ trấu và các phế phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu đốt phục vụ cho SX và phát điện.

CASUCO thành lập năm 1995 tại tỉnh Hậu Giang, có 2 nhà máy đường Phụng Hiệp công suất 1.000 tấn mía/ngày và nhà máy đường Vị Thanh công suất 1.250 tấn tấn mía/ngày. Sau 10 năm hoạt động, 2 nhà máy đầu tư nâng tổng công suất đạt 6.500 - 7.000 tấn mía/ngày.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm