| Hotline: 0983.970.780

Cắt cầu phao sông Đuống do nước sông lên cao

Chủ Nhật 25/07/2010 , 09:26 (GMT+7)

Do nước sông lên cao vượt quá sức chịu đựng của cây cầu nên Lữ đoàn Công binh 249 đã quyết định cắt cầu để duy tu, bảo dưỡng...

Các phương tiện lưu thông trên cầu phao sông Đuống

Đúng 6 giờ sáng 24/7, Lữ đoàn Công binh 249, đơn vị quản lý cầu phao Đuống đã tạm thời cắt cây cầu này do nước sông lên cao.

Đơn vị quản lý cầu phao Đuống cho biết do nước sông lên cao vượt quá sức chịu đựng của cây cầu nên Lữ đoàn Công binh 249 đã quyết định cắt cầu để duy tu, bảo dưỡng nhằm bảo đảm an toàn cho cây cầu cũng như người và phương tiện tham gia giao thông trên cầu.

Hiện nay, đơn vị quản lý cũng chưa biết chính xác thời gian sẽ nối lại cầu vì còn phụ thuộc vào sự "lên, xuống" của con nước có đảm bảo giao thông hay không.

Trong thời gian cắt cầu Đuống, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng từ xa cho các phương tiện đi qua cầu Phù Đổng. Mới một ngày trước, cầu phao Đuống cũng đã phải ngừng hoạt động do bị sà lan đâm trực diện làm bật mố cầu, rách khoang phao khiến hai đầu cầu phao bị ùn tắc nghiêm trọng.

Được đưa vào sử dụng từ ngày 10/6 thay thế cho cầu Đuống đang được sửa chữa, trung bình mỗi ngày có khoảng 8.000 lượt ôtô qua cầu phao Đuống. Cây cầu này được Lữ đoàn 249 (Bộ Quốc phòng) bắc qua sông Đuống có chiều dài gần 250m, nối hai bờ sông giữa huyện Gia Lâm và quận Long Biên (Hà Nội).

Đây là lần thứ tư Hà Nội bắc cầu phao qua sông để khắc phục tình thế những vấn đề giao thông cho Hà Nội.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.