| Hotline: 0983.970.780

'Cát tặc' lộng hành

Thứ Sáu 26/06/2015 , 09:48 (GMT+7)

Những đối tượng “cát tặc” đã đưa các loại máy cơ giới vào vùng giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận để khai thác cát lậu với quy mô lớn. 

Khu vực này nằm sâu trong rừng, đường đi lại hiểm trở, phức tạp khiến công tác tuần tra, truy quét nạn “cát tặc” của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn...

Hoạt động ngày càng tinh vi

Từ trụ sở BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc, chúng tôi vượt qua chặng đường khoảng 20 cây số mới đến suối Gia Huynh – khu vực xảy ra nạn hút cát lậu. Thực ra đây chỉ là một lối mòn nhỏ sình lầy sau những cơn mưa đầu mùa; thậm chí có đoạn không có đường, buộc chúng tôi phải “cắt rừng” để đi.

Anh Nguyễn Văn Quang, nhân viên Tổ bảo vệ rừng Gia Huynh, BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc cho biết: "Trước đây, suối Gia Huynh có bề rộng khoảng 3m, chiều dài 13 km, đồng thời cũng là ranh giới giữa 3 huyện: Xuân Lộc (Đồng Nai), Đức Linh và Tánh Linh (Bình Thuận).

Dọc theo suối Gia Huynh có khối lượng lớn cát trắng mịn, rất thích hợp cho việc xây dựng nhà cửa, công trình. Do vậy, thời gian gần đây một số đối tượng đã cho xe ben, máy xúc… ùn ùn vào khai thác trái phép với quy mô lớn, khiến con suối ngày càng sạt lở rộng ra và làm thay đổi dòng chảy".

Theo ghi nhận của PV, dọc suối Gia Huynh có 7 điểm khai thác cát trái phép. Việc khai thác cát lậu này đã để lại những hố sâu nguy hiểm, có đoạn sạt lở hai bên bờ rộng đến hàng chục mét. Ngoài ra, có những tảng đất ven bờ đã nứt toác, chỉ cần một cơn mưa thì khối đất này sẽ bị đổ ập xuống lòng suối.

Theo phản ánh của nhiều người dân địa phương, các đối tượng trộm cát hiện vẫn đang giấu máy bơm trong rừng, đợi có cơ hội là đem ra tiếp tục làm chứ chưa chịu bỏ cuộc.

09-02-47_nh-3
Hiện trường khai thác cát trái phép

Ông Nguyễn Hải Đồng, Phó phòng Bảo vệ rừng, BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc  cho biết, các đối tượng “cát tặc” hoạt động ngày càng tinh vi và sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng. Trước đây, bọn chúng đặt máy trên bờ phía Đồng Nai hút cát tập trung thành từng đống lớn, sau đó điều xe ben đến chở đi bán. Nhưng khi bị cơ quan chức năng đến kiểm tra và xử lý đống cát hơn 1.000 m3 thì các đối tượng đã chuyển sang địa bàn Bình Thuận để tiếp tục hoạt động.

Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng Gia Huynh, Đỗ Quan Anh tâm sự: “Các đối tượng hoạt động khai thác cát bất kể giờ giấc, thậm chí vào mùa nắng chúng còn tận dụng những đêm trăng sáng để khai thác cát.
Lúc trước, chúng tôi thực hiện phương án phá hỏng các phương tiện bằng cách cắt dây, ống hút cát, làm hư hỏng máy bơm nhưng không ăn thua. Do vậy, sau này buộc phải tiến hành thu giữ tang vật giao cho cơ quan chức năng xử lý”.

"Chúng thường đối phó bằng cách, dùng 4 thùng phuy làm phao nổi đặt máy nổ công suất lớn (loại D.22) ngay dưới lòng suối, một ống đặt sâu dẫn sang địa bàn bên Đồng Nai hút cát, đường ống còn lại nối dài vào rẫy dân bên địa phận Bình Thuận để xả cát trực tiếp lên xe rồi chở đi. Khi phát hiện có lực lượng đến thì các đối tượng sẵn sàng vứt bỏ tang vật tháo chạy hoặc tìm mọi cách chống đối", ông Đồng nói.

Mật phục điểm nóng

Liên tiếp những tháng gần đây, BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc đã đẩy mạnh công tác phối hợp với lực lượng xã Xuân Thành, Phòng TN-MT, Công an huyện Xuân Lộc thực hiện tuần tra và kiên quyết xử lý nạn hút cát lậu. Đến nay, đã phát hiện và thu giữ được 6 giàn máy hút cát, phá hủy nhiều trang thiết bị liên quan.

Do địa bàn khai thác cát lậu thuộc vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận nên việc bắt giữ các đối tượng gặp nhiều khó khăn. Nhiều lần tiến hành kiểm tra, vì không có sự hỗ trợ phối hợp giữa hai địa phương nên các đối tượng hút cát lậu đều bỏ chạy trót lọt.

09-02-47_nh-5
Việc khai thác cát lậu đã để lại những hố sâu nguy hiểm và gây sạt lở bờ suối

“Trước đây, mỗi khi BQL tổ chức triển khai lực lượng đi bắt đối tượng khai thác cát trái phép thì thường bị “rỉ” thông tin nên khi đến nơi, các đối tượng đã thu dọn máy móc bỏ trốn.
Do vậy, BQL đã phải chuyển phương án mật phục tại chỗ, đồng thời gọi điện báo về đơn vị để triển khai lực lượng xuống vây bắt. Với phương án này đã phá được nhiều vụ và thu giữ nhiều giàn máy hút cát”, ông Nguyễn Hải Đồng.

Ông Nguyễn Hải Đồng chia sẻ: “Sở dĩ đến nay chúng tôi vẫn chưa bắt được đối tượng khai thác cát trái phép là vì địa điểm hút cát nằm sâu trong rừng, đường đi lại rất khó khăn. Khi có động, các đối tượng sẵn sàng vứt bỏ máy móc chạy trốn vào rừng”.

Trước tình trạng này, UBND huyện Xuân Lộc đã tổ chức gấp cuộc họp với 2 huyện Tánh Linh và Đức Linh (Bình Thuận) cùng bàn các biện pháp phối hợp quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép khu vực suối Gia Huynh. Các huyện chủ động thành lập đội kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý…

Trao đổi với NNVN, ông Đặng Khánh Tài, Phó GĐ BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc cho biết: “Lúc trước, BQL không thể lập biên bản hiện trường hay bắt giữ tang vật được, vì các đối tượng đặt máy nổ, hút cát trái phép, đổ bãi và vận chuyển cát đều diễn ra bên phía Bình Thuận. Chỉ khi phát hiện máy bơm hoặc ống hút cát được các đối tượng đặt dưới lòng suối qua địa phận Đồng Nai thì chúng tôi mới có thể xử lý được”.

Theo ông Tài, do địa bàn rộng, địa điểm khai thác cách xa các chốt trực; đồng thời lực lượng bảo vệ mỏng và phải tập trung cho công tác phòng chống cháy, bảo vệ rừng nên rất khó quản lý. Một số đối tượng khai thác cát trái phép còn nhắn tin dọa sẽ đốt cháy rừng, gây không ít áp lực cho BQL. Từ đó, việc kiểm tra theo dõi khai thác cát của BQL cũng không thể thực hiện thường xuyên liên tục.

Tình trạng hút cát lậu vẫn còn diễn biến phức tạp...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm