| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện ở Phú Thọ

Thứ Tư 27/04/2011 , 11:10 (GMT+7)

Anh Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN- PTNT Phú Thọ có nhiều quan điểm giống các đồng nghiệp của Vĩnh Phúc khi lý giải về cái sự khó chuyển đổi từ lúa sang màu.

Anh Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN- PTNT Phú Thọ có nhiều quan điểm giống các đồng nghiệp của Vĩnh Phúc khi lý giải về cái sự khó chuyển đổi từ lúa sang màu.

>> Gieo neo chuyển lúa sang màu

Anh Sơn nói: “Khó do địa hình đầu vụ hạn giữa vụ úng khiến cây màu hỏng, thất thu. Khó do diện tích đất lúa thường xuyên hạn chỉ manh mún, nhỏ lẻ không chuyển sang tập trung để làm màu được. Khó do tâm lý, tập quán của bà con vẫn thích trồng lúa hơn màu”. Năm hạn điển hình 2010 với 11.500 ha thiếu nước đầu vụ, Phú Thọ dự kiến diện tích không cấy được là 3.100 ha trong đó định chuyển sang màu 2.700 ha mà rốt cuộc chỉ thực hiện được khoảng 1.000 ha.

Tình trạng xôi đỗ lúa màu khiến cho việc tưới dưỡng cả lúa lẫn màu đều nan giải, thậm chí ảnh hưởng lẫn nhau bởi nhu cầu nước mỗi loại cây trồng một khác. Phú Thọ có diện tích 36.000 ha lúa vụ xuân tương đối ổn định, chỉ năm nào điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khó lấy nước mới tính đến chuyện chuyển đổi còn năm nay nước nôi thuận lợi, toàn tỉnh cấy được 35.895 ha, cơ bản kế hoạch chuyển màu của địa phương lại “về mo”.

Về Thanh Ba, một trong bốn trọng điểm hạn của tỉnh, tôi được chị Nguyễn Thị Phương Hạnh - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện kể lại rằng bình thường hạn chỉ ở vụ xuân nhưng năm 2010 hạn gay gắt cả hai vụ với diện tích 1.200 ha vụ xuân, vụ mùa nước ngầm tụt xuống sâu ảnh hưởng tới 1.100 ha. Ngoài 700 ha có thể khắc phục bằng bơm tát các kiểu, có thể cứu vãn được, chỗ còn lại huyện xác định sẽ chuyển đổi với định hướng đậu tương, ngô, lạc, rau, ở những chân đồi tính đến cả phương án chuyển sang trồng chè.

Trong diện tích thường xuyên khô hạn trên, Thanh Ba xác định khoảng 200 ha chuyển sang màu ăn chắc. Nhưng chuyển đổi lúa sang màu như công phá thành trì với nhiều tầng, nhiều lớp như tâm lý của dân, điều kiện thời tiết, thị trường… nên mỗi vụ chỉ chuyển đổi được chừng 150 ha. “Sợ nhất là sau xuân có những đợt “mưa vàng, mưa bạc” dù chỉ đủ xâm xấp nước mặt ruộng nhưng dân đã gieo vãi, cấy ào ạt. Một tháng sau lại hạn trắng đồng. Năm nào mưa đúng thời điểm gieo trồng, ruộng có nước thì tan tành giấc mộng chuyển đổi. Nói qua, phải nói lại rằng diện tích trồng màu dạng chuyển đổi từ đất lúa thường manh mún nên khó canh tác. Hơn thế, trồng ngô ở vụ xuân năng suất kém, đậu tương xuân áp lực sâu bệnh nhiều, hiệu quả chẳng thể bằng đậu tương đông nên dù tỉnh có cho không giống dân vẫn không mặn mà là mấy”.

Anh Đỗ Văn Tuấn - Phó Chủ tịch xã Yên Nội thổ lộ rằng dù địa phương đã ra nghị quyết triển khai việc chuyển đổi, chỉ định rõ năm 2010 chuyển cho được 10 ha nhưng rốt cục chỉ được 4 ha. Đến vận động dân trồng ngô, họ bảo lấy lúa đâu mà ăn? Ăn bằng ngô à? Thế là đồng loạt không nhất trí dù diện tích đó cấy lúa cũng chỉ khoảng 80kg/sào… Chị Nguyễn Thị Hà thuộc khu 5, xã Yên Nội có trên 4 sào lúa, năm ngoái chỉ thu ngót 3 tạ bảo mình còn may hơn nhiều hộ khác thuộc cùng khu đồng khi trung bình năng suất chỉ được 50 kg/sào, thậm chí có nhà không có thu hoạch. Vậy mà những nông dân này vẫn lắc đầu với cây màu, dù khu đồng Thạch này rất cao, đảm bảo không bao giờ lo ngập úng khi mùa mưa tới.

 Ngược lại với Yên Nội là Đông Thành. Anh Nguyễn Quyết Chiến - Phó Chủ tịch xã Đông Thành bảo địa phương mình vốn có “truyền thống” hạn hán, lại chẳng có công trình thủy lợi nào vươn tay tới, bị dồn vào chân tường rồi nên buộc phải chuyển đổi. Thêm vào đó, cây lạc được chọn là một cây chuyển đổi chủ lực cũng rất quen thuộc, phù hợp nhiều năm trên đất này. Ngay từ đầu vụ, cán bộ Đông Thành đi kiểm tra hồ đập của xã, tính toán lượng nước còn lại rồi xây dựng kế hoạch chuyển đổi sát với thực tế để chỉ đạo các khu thực hiện. Chi bộ nào làm tốt khen thưởng, chi bộ nào không đạt kế hoạch bị “gọt gáy” ngay. Vụ xuân 2011 Đông Thành trồng được 200 ha lạc trong đó chuyển đổi từ lúa sang lạc được 80 ha. Với năng suất 18 tạ/ha, bình quân 70-80kg/sào, lạc vỏ bán giá trên 30.000đ/kg, hiệu quả hơn nhiều lần so trồng lúa. 

Quy hoạch chuyển đổi chưa tốt

Cục trưởng Cục Trồng Trọt, ông Nguyễn Trí Ngọc: Chuyển đổi lúa sang màu là chuyện cũ nhưng luôn thời sự. Chuyển đổi đất lúa ở những nơi không chủ động thủy lợi, hạn hán sang cây trồng cạn vừa nâng cao giá trị kinh tế, vừa tiết kiệm nước lại không bỏ phí đất. Chủ trương này được các địa phương hưởng ứng cao nhưng kết quả rất hạn chế.

Theo tôi, trước hết là do tập quán thích trồng lúa để đảm bảo lương thực cho gia đình.

 Thứ hai là do lao động nông thôn giờ đi làm ngoài thành thị nhiều bởi thu nhập cao hơn, ở quê giờ toàn phụ nữ và người già. Làm màu đòi hòi nhiều công sức, đầu tư lớn hơn so với trồng lúa nên dân không muốn.

 Thứ ba là sản xuất cây màu phải gắn với thị trường. Diện tích manh mún, khó tiêu thụ đã đành mà bảo quản sản phẩm hoa màu cũng khó hơn nhiều so với thóc.

Thứ tư là chỉ đạo chuyển đổi chưa quyết liệt, nặng về hô hào, hướng dẫn nhưng chế tài cụ thể cho việc thúc đẩy chuyển đổi chưa có. Chưa tạo vùng sản xuất để thuận lợi cho tưới tiêu đồng bộ, cho tiêu thụ, chế biến sản phẩm. Lỗi này do công tác quy hoạch chưa đến nơi đến chốn. Chúng ta đã làm rất nhiều quy hoạch, ở tầm vĩ mô có quy hoạch tổng thể sử dụng đất nhưng hầu như chỉ chú ý đến việc chuyển đổi đất sang phi nông nghiệp nhiều hơn quy hoạch sản xuất. Chất lượng quy hoạch yếu kém vì không gắn với dự báo thị trường, với phát triển sản xuất. Chế tài thực hiện quy hoạch gần như không có, tư duy quy hoạch thì cũ kỹ.

Lý do cuối cùng dù cây lúa tốn nhiều nước hơn nhưng bởi miễn thủy lợi phí nên dân vẫn thích trồng lúa hơn màu. Một số người nhận định giá các loại cây màu như ngô, đậu, lạc hiện đang rất cao, nhu cầu cực lớn đang là một cơ hội để thúc đẩy việc chuyển đổi lúa sang màu nhưng thực ra giá ngô, đậu, lạc cao, rau màu cũng có thời điểm rất cao tuy nhiên giá lúa cũng cao nên không có động lực chuyển đổi mạnh. Hơn thế, bộ giống của chúng ta giờ khá phong phú nhưng vẫn hạn chế về loại chuyên dụng cho những vùng thổ nhưỡng khắc nghiệt…

Trên mảnh đất của mình, nông dân họ có quyền lựa chọn trồng cây gì nên ta chỉ tác động gián tiếp, định hướng mà thôi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm