| Hotline: 0983.970.780

Cầu Ngòi Lực bị sập lần 2, QL 70 bị tê liệt nhiều giờ

Chủ Nhật 31/10/2010 , 15:38 (GMT+7)

Cầu Ngòi Lực tại Km 56 + 632 nằm trên QL70, thuộc địa phận thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái lần thứ hai bị sập gối cầu khiến giao thông tê liệt...

Cầu Ngòi Lực tại Km 56 + 632 nằm trên QL70, thuộc địa phận thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đêm 29/10 lần thứ hai bị sập gối cầu, cong hai dầm dọc, dầm kép số 5 đã bị bẻ gãy hoàn toàn khiến tất cả các loại phương tiện lưu thông trên tuyến đường Yên Bái- Lào Cai và ngược lại bị tê liệt.

>> Yên Bái: Sập cầu Ngòi Lực, quốc lộ 70 bị cắt khúc

Công nhân Cty 242 đang sửa chữa cầu Ngòi Lực

Trước đó, ngày 14/8/2010 cầu Ngòi Lực cũng bị sập gối cầu, Công ty bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường 242 đã phải bắc một cây cầu tạm bằng sắt chịu lực theo phương pháp “Bailey” để đảm bảo đảm giao thông.

Ngay sau khi sự cố sập gối cầu Ngòi Lực lần 2 Công ty bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường 242 đã gia cường thêm dầm thép tăng sức chịu lực cho cây cầu theo phương pháp “Bailey” đáp ứng cho xe trọng tải 20 tấn trở xuống, đến 13h ngày 30/10, giao thông qua đoạn đường này đã lưu thông trở lại.

Việc khắc phục, sửa chữa cầu Ngòi Lực hiện nay chỉ là biện pháp tình thế, không thể đáp ứng được giao thông lâu dài. Tuyến QL 70 là tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh đồng bằng với các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Quốc, nhiều xe trọng tải lớn 40-50 tấn lưu thông trên tuyến đường này. Nếu ngành giao thông không sớm có phương án xây lại cầu Ngòi Lực và những cây cầu được xây dựng từ hơn 40 năm trước trên tuyến QL 70 thì ách tắc giao thông do gãy cầu sẽ diễn ra thường xuyên.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất