| Hotline: 0983.970.780

Cây cà phê ở Tây Nguyên "thiếu hụt" những gì?

Thứ Năm 20/03/2014 , 10:40 (GMT+7)

Đất trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ bazan có tầng đất dầy, dốc vừa phải, khá tơi xốp, kết cấu hạt chiếm ưu thế, phản ứng đất hầu hết thuộc loại chua (pHKCL = 4,0 - 4,7).

Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê trên đất Tây Nguyên cho thấy, cây cà phê cần những yếu tố dinh dưỡng như sau:

+ Nhu cầu về đạm (N): Cho đến nay N được xem là nguyên tố quan trọng nhất đối với cà phê non và cả những cây đang cho thu hoạch. Cây cà phê cần nhiều đạm nhất vào mùa mưa là lúc quá trình phát triển và cũng là mùa tạo cành, lá mới dự trữ cho năm sau.

Nếu cung cấp không đủ đạm vào lúc này thì đạm sẽ tập trung nuôi quả, sinh trưởng dinh dưỡng ngừng trệ, sự phân cành dự trữ kém, giảm năng suất vụ sau, lượng đạm cà phê cho thâm canh cần từ 300 – 350kg N/ha. Nếu đầu tư đạm quá mức làm cho cây thừa đạm lá mỏng mềm, quang hợp hạn chế, sức đề kháng yếu dễ bị sâu bệnh tấn công.

+ Nhu cầu về lân (P2O5): Tuy lân không cần nhiều bằng đạm song đóng một vai trò quan trọng quyết định cho bộ rễ cây phát triển từ khi cây cà phê còn non cho đến cây cà phê đang cho quả, lân còn tham gia vào quá trình tăng sự phân hóa mầm hoa, đậu quả, tích lũy dinh dưỡng vào hạt, lân thường được bón lót trước khi trồng cây con và bón cho cà phê thời kỳ sản xuất trước khi cà phê ra hoa cũng như thời kỳ cây mang quả.

 Đất bazan vùng Tây Nguyên thường thiếu lân dễ tiêu, bón lân với tỷ lệ thích hợp (3-2-3 theo thứ tự N, P2O5, K2O) với liều lượng lân từ 200-250kg P2O5/ha cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao và ổn định.

+ Nhu cầu về kali (K2O): Khi cây còn nhỏ cà phê cần kali không nhiều, khi bước vào thời kỳ kinh doanh đặc biệt các vườn cà phê cao sản, trong thời kỳ phát triển quả cho đến khi quả thành thục và chín thì nhu cầu về kali của cây gia tăng, nhiều thực nghiệm cho thấy bón kali làm tăng năng suất cà phê và giảm tỷ lệ rụng quả, giảm bệnh khô cành, khô quả.

Đất Tây Nguyên vốn đã rất nghèo kali nếu không được bón kali sau vài vụ thu hoạch sẽ nghèo kiệt kali nghiêm trọng và triệu chứng thiếu kali xuất hiện trên lá cà phê thành những vệt cháy màu nâu đen từ chóp và dọc hai bên rìa lá, lá già rụng sớm năng suất thấp với mức bón 350-400kg K2O/ha sẽ ổn định năng suất cà phê từ 3-4 tấn nhân/ha.

- Nhu cầu về các chất trung vi lượng:

+ Nhu cầu về can xi (Ca) và ma giê (Mg): Cây cà phê rất cần can xi, can xi có thành phần dinh dưỡng khá cao ở các bộ phận của cây, can xi giúp cho cây điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng tổng hợp chất khô, lượng can xi cây cà phê lấy đi từ đất thường nhiều gấp 3 lần lượng lân. Đối với đất Tây Nguyên thiếu can xi cho nên với mức bón từ 600-700kg CaO/ha là vừa, giảm độ chua của đất tạo môi trường thuận lợi cho cà phê phát triển.

+ Nhu cầu ma giê: Cây cà phê rất cần cho sự quang hợp, tổng hợp chất khô, đặc biệt đối với cà phê trong thời kỳ kinh doanh thường mang số lượng quả quá lớn, hệ số diện tích lá phục vụ cho nuôi quả không tương xứng thường thấp hơn nhu cầu nuôi quả, lúc này ma giê có một vai trò quan trọng nâng cao hiệu suất quang hợp để cây đủ sức mang quả, hạn chế hữu hiệu quả rụng, trái to, nhân chắc, nâng cao sức chống chọi với thời tiết ở Tây Nguyên, mức bón ma giê thích hợp cho cây cà phê từ 80-100kg/ha.

+ Nhu cầu lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh cũng là thành phần quan trọng của cây, trong lá cà phê thành phần lưu huỳnh còn cao hơn cả lân, thiếu lưu huỳnh sẽ gây bệnh bạc lá, giảm năng suất chất lượng, lượng lưu huỳnh cà phê hấp thu thấp hơn nhiều so với các chất trung lượng khác nhưng cũng rất cần thiết không thể thiếu được.

Đất Tây Nguyên trước đây thiếu lưu huỳnh, nhưng nay theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, hàm lượng lưu huỳnh trong tầng đất mặt ở Tây Nguyên quá cao (86 ppm) có nguy cơ ngộ độc cho cà phê.

Giải thích tình trạng trên tác giả cho rằng “nguyên nhân là do nông dân thích sử dụng loại phân có hàm lượng lưu huỳnh cao NPK 16.16.8-13S theo thói quen đã có từ thời trước giải phóng và lâu ngày S tích tụ lại”.

Bên cạnh đó hàng năm nước ta NK hàng vạn tấn đạm SA với hàm lượng 24% (S) để sản xuất NPK đồng thời sử dụng hàng triệu tấn supe lân với hàm lượng 12% lưu huỳnh. Mấy thập kỷ qua nông dân đã dùng các loại phân trên gây nên tình trạng chua hóa đất và tích tụ lưu huỳnh gây ngộ độc.

+ Nhu cầu kẽm (Zn): Trên các vườn cà phê ở Tây Nguyên hiện tượng thiếu kẽm khá phổ biến (một số nơi thiếu hụt rất nghiêm trọng) ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất cà phê, cà phê cần kẽm không nhiều nhưng đây là yếu tố không thể thiếu được, đặc biệt với cà phê trong thời kỳ sản xuất. Nếu cà phê thiếu kẽm thường xuất hiện trên lá non ở đầu cành quả hay đầu ngọn thân, lá thường nhỏ có dạng lưỡi dao chích, dọc gân chính của lá hay úa vàng toàn lá.

+ Nhu cầu về Bo (B): Mô líp đen, đồng, sắt, cô ban đây là những nguyên tố dinh dưỡng cây cà phê cần không nhiều nhưng rất quan trọng trong việc hình thành các men để xúc tác tổng hợp dinh dưỡng cho quả và nhân. Nếu thiếu Bo, mô líp đen, đồng, cô ban, sắt thì làm cho lá cà phê ở ngọn, chồi hay chết, lá thường biến dạng cong queo, phần ngọn lá có thể biến dạng thành màu vàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển của cà phê.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất