| Hotline: 0983.970.780

Cây cà phê Tây Nguyên “lão hóa”

Thứ Ba 31/01/2012 , 09:54 (GMT+7)

Hiện phần lớn diện tích trồng cây cà phê ở Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ “lão hóa".

Hiện phần lớn diện tích trồng cây cà phê ở Tây Nguyên bước vào thời kỳ “lão hóa". Viện KHKT Nông- lâm nghiệp Tây Nguyên chọn tạo nhiều giống cà phê năng suất cao nhưng việc thay thế, tái canh gặp nhiều trở ngại.

Theo số liệu từ Viện KHKT Nông- lâm nghiệp Tây Nguyên, diện tích cà phê già cỗi ở Tây Nguyên chiếm tỷ lệ cao (trên 100 ngàn ha), chiếm khoảng 30% diện tích cà phê của cả nước. Nhiều vườn cà phê khu vực này đều có tuổi đời từ 20 -30 năm, khai thác vẫn cho quả. Tuy nhiên sản lượng và năng suất đang có dấu hiệu giảm dần theo từng niên vụ.  Diện tích cà phê "lão hóa" tập trung chủ yếu tại Đắk Lắk và Lâm Đồng, cần phải thay thế trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích, sản lượng cà phê vối lớn nhất nước, với trên 185.000 ha, sản lượng hàng năm đạt từ 380.000 tấn cà phê nhân trở lên. Tuy nhiên, theo Sở NN-PTTN tỉnh, hiện nay Đắk Lắk có trên 51% diện tích cà phê có độ tuổi trên 15 tuổi, trong đó có gần 30.000 ha được trồng trước những năm 90 của thế kỷ trước. Dự báo trong 5-10 năm nữa, toàn tỉnh có trên 50% diện tích cà phê “lão hóa”, hết chu kỳ kinh doanh, phải cưa đốn, phục hồi, hoặc trồng tái canh. 

Dự báo được tình hình, Đăk Lăk đã xây dựng 4 vườn nhân chồi, cây giống ghép tại các huyện Cư M’gar, Krông Pắk, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh, Viện KHKT Nông- lâm nghiệp Tây Nguyên... nhằm đáp ứng nhu cầu cây giống, chồi ghép cho các địa phương, DN cải tạo, trẻ hóa lại vườn.

Đắk Lắk đang triển khai thực hiện đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng đầu tư 1.647 tỷ với mục tiêu nhằm duy trì ổn định 150.000ha, sản lượng đạt bình quân 400.000 tấn/niên vụ; tăng tỷ lệ cà phê bột, cà phê hòa tan, 100% diện tích cà phê trong vùng quy hoạch được tưới chủ động, xây dựng thêm 10.000 m2 kho bảo quản, sân phơi; phấn đấu kim ngạch XK hàng năm đạt 700 triệu USD…

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 180.500 hộ trồng cà phê, trong đó số hộ có quy mô dưới 0,5 ha chiếm khoảng 35% (hơn 63.000 hộ), hộ trồng từ 0,5 đến dưới 1 ha chiếm khoảng 34% (khoảng 61.000 hộ), hộ trồng từ 1 ha đến 2 ha gần 24%...

Các dòng cà phê vối chọn lọc như TR4,TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12 và TR13 do Viện KHKT Nông- lâm nghiệp Tây Nguyên lai tạo đã được Bộ NN-PTNT công nhận. Mặc dù đây là những giống cà phê cho năng suất cao, kích cỡ hạt lớn (tỷ lệ hạt R1 trên sàng 6,5 mm) đáp ứng tốt yêu cầu XK, kháng bệnh gỉ sắt cao, chín muộn tránh được bất lợi về mùa mưa trong thời gian thu hoạch... Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê của tỉnh có quy mô nhỏ lẻ mang tính chất nông hộ là chủ yếu. Vì vậy khó khăn lớn nhất là nông dân cưa đốn để làm “trẻ hóa” tái tạo lại sẽ mất đi sản lượng thu hoạch hàng năm, ảnh hưởng đến đời sống của chính gia đình họ.

Ông Lê Văn Bá xã Ea Nhôn, huyện Buôn Đôn cho biết “Ga đình tôi có 4 ha cà phê trong đó có tới gần 2ha đã trồng trên 15 năm rồi… rất muốn chặt bỏ để trồng cây mới, nhưng giờ mà chặt bỏ thì sẽ mất đi khoản tiền thu từ diện tích cà phê này, lấy đâu tiền trang trải cuộc sống hàng ngày. Trồng cây mới ít nhất 4 năm mới cho thu hoạch lại”.

Để "trẻ hóa" vườn cà phê, ngoài việc vận động bà con thay thế cây già cỗi bằng các giống mới năng suất cao, cần có chính sách hỗ trợ để nông dân cưa đốn, tái tạo kịp thời. Nếu không 5 đến 10 năm nữa VN sẽ mất đi vị trí dẫn đầu về xuất khẩu cà phê như hiện nay.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.