| Hotline: 0983.970.780

Cây điều vùng gió cát

Thứ Tư 11/06/2014 , 08:05 (GMT+7)

Giống điều cao sản mới PN1 từ năm thứ 5 trở đi, năng suất đạt bình quân 4 tấn/ha/năm, cá biệt có năm đạt tới 4,5 tấn/ha/năm. 

Hộ ông Huỳnh Văn Kiếm, ấp 3, xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những điển hình trồng điều giỏi trên vùng đất đầy nắng, gió và cát. Nhờ biết tìm tòi, áp dụng KHKT, nâng cao năng suất cây điều nên sau nhiều năm tích góp gia đình ông đã cất được nhà, thậm chí mua cả…xe hơi!

Ông Kiếm sinh ra và lớn lên ở thị xã Tân An, tỉnh Long An. Trong một lần lên xã Hắc Dịch được người anh chở đi tham quan, tắm biển... bỗng dưng ông muốn gắn bó với vùng đất này.

Ông nói: “Vì yêu biển tôi đã ở lại luôn tới bây giờ. Hồi đó ở đây còn hoang vu lắm, đất đai rất rẻ, khoảng 1 chỉ vàng mua được 1 ha đất. Tôi về gom góp tiền quay lại mua liền 4 ha đất rẫy và đưa vợ lên lập nghiệp. Mới đầu tôi trồng củ mì, bắp, khoai lang, nuôi bò…; đến năm 1991 bắt đầu chuyển qua trồng điều (giống điều hạt).

Lúc mới trồng do không có kỹ thuật, chưa có kinh nghiệm, cây điều cũng bị chết nhiều, tôi lặn lội tìm kiếm thông tin trên sách báo, sang tận tỉnh Bình Phước để học hỏi kinh nghiệm về áp dụng cho vườn điều của mình. Điều được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây nhanh chóng phục hồi và phát triển tốt. Chỉ vài năm sau, điều bắt đầu đơm bông kết trái, cây nào cũng lúc lỉu quả, năng suất 2,8 - 3 tấn/ha/năm".

Chưa bằng lòng với thành quả trên, năm 2000, ông mạnh dạn cưa bỏ một số cây điều năng suất thấp, trồng giống mới (điều cao sản PN1). Qua quá trình trồng, ông thấy giống điều mới này rất phù hợp và phát triển tốt hơn giống điều hạt, vượt trội so với tất cả các vườn điều trong vùng và được ngành khuyến nông chọn xây dựng mô hình điểm để bà con nông dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Ông Kiếm cho hay, giống điều mới từ năm thứ 5 trở đi, năng suất đạt bình quân 4 tấn/ha/năm, cá biệt có năm đạt tới 4,5 tấn/ha/năm. Nhằm tiếp tục nâng cao năng suất, tới đây ông sẽ lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây điều, dự kiến sẽ đạt 5 tấn/ha/năm.

Ông Hoàng Văn Phú, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hắc Dịch:

Cả xã có 1.220 ha đất trồng điều. Cây điều ở đây dù chưa phải là cây có thế mạnh, nhưng nếu người trồng chịu học hỏi kỹ thuật, đầu tư phân bón, chăm sóc thì vẫn có thể làm giàu.
Ông Huỳnh Văn Kiếm là một điển hình, được Bộ NN-PTNT tặng Bằng khen có nhiều thành tích trong SX điều, đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiện ông Kiếm có nhà cửa khang trang, thậm chí có cả xe hơi để đi.

“Nếu trồng điều mà duy trì năng suất ổn định như vậy thì còn nhàn hơn cả trồng cà phê do đầu tư công cán, chi phí thấp. Tôi hơi tiếc là tại sao nhiều nông dân không tập trung cải tạo vườn, nâng cao năng suất, mà đã vội phá bỏ vườn trồng cây khác?!”, ông Kiếm trăn trở.

Qua nhiều năm gắn bó với cây điều, ông Kiếm đúc rút được nhiều kinh nghiệm và muốn chia sẻ cùng bà con nông dân. Theo ông, cây điều là câu lâu năm, có tán lá rộng, cần trồng thưa từ 10 - 12 m/cây. Nếu trồng dày quá cây điều ít trái hoặc không có trái.

Ngoài kỹ thuật bón phân, hàng năm phải tỉa cành, tạo tán, làm vệ sinh đồng ruộng, bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu trái; bón phân cũng cần đủ và cân đối liều lượng, một năm ít nhất phải bón 2 lần.

Đặc biệt, thời tiết năm nay không thuận, lạnh nhiều, xuất hiện nhiều bọ xít và bọ trĩ hại điều, bà con cần theo dõi và phát hiện sớm. Cách phòng trừ bọ xít muỗi đỏ là vệ sinh vườn điều, dọn sạch cỏ dại, hun khói vào sáng sớm hoặc chiều tối.

 Khi phát hiện vườn điều bị bệnh thì phun thuốc vào lúc cành lá non (tháng 10), lúc cây ra bông (tháng 12) và lúc trái non rộ (tháng 2, 3). Chú ý phun thuốc vào lúc sáng sớm, chiều mát mới phát huy được hiệu quả.

Các loại thuốc đặc trị bọ xít muỗi đỏ là Dibamerin 10EC, Cyperan 10EC, Phiromin 50SC-. Riêng cách phòng trừ bọ trĩ, bà con chú ý chăm sóc cho cây điều sinh trưởng tốt và ra bông sớm sẽ hạn chế được thiệt hại.

 Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh nặng nên phun thuốc Sago - Super 20EC, Regent 800 WG, Tungsong 25SL. Nên dùng các loại thuốc có nồng độ độc thấp và phun xịt theo phương pháp “4 đúng” (đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng lúc và đúng cách).

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm