| Hotline: 0983.970.780

Cây mì "nuốt" hàng nghìn hecta rừng

Thứ Ba 14/06/2011 , 09:58 (GMT+7)

Trong mấy năm gần đây, do giá mì lên tục tăng cao đã khiến cư dân ở những địa phương ven rừng của tỉnh Phú Yên bất chấp luật pháp, phá rừng để trồng mì.

Trong mấy năm gần đây, do giá mì lên tục tăng cao đã khiến cư dân ở những địa phương ven rừng của tỉnh Phú Yên bất chấp luật pháp, phá cả rừng đặc dụng, rừng tự nhiên, thậm chí cả rừng trong Chương trình 5 triệu ha rừng để trồng mì. Diện tích những cánh rừng bị cây mì khai tử lên đến gần 9.000 ha.

Đua nhau phá rừng trồng mì

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, nạn phá rừng trồng mì diễn ra từ những năm trước đây và tại nhiều địa phương, nhưng tập trung chủ yếu tại 4 huyện miền núi: Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và Tây Hòa. Ông Phan Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên cung cấp cho chúng tôi những số liệu cụ thể: Tổng diện tích rừng bị phá tại huyện Sơn Hòa là 4.102 ha, trong đó đất có rừng là 2.515 ha, đất không có rừng là 1.586,1 ha. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Sơn Hòa có khu rừng bảo tồn thiên nhiên Krông Trai vốn là 1 khu rừng cấm nhưng vẫn không thoát nạn bị cây mì khai tử nhiều diện tích.

Chỉ tính từ tháng 4/2011 đến nay, Ban Quản lý rừng bảo tồn thiên nhiên đã phát hiện 51 vụ phá rừng cấm nằm dọc theo các xã Ea Charang, Suối Trai, KrôngPa...với diện tích 19 ha, nâng tổng số diện tích rừng bị phá trong nhiều năm qua tại khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai lên đến 2.372 ha; trong đó đất có rừng 1.815 ha, đất không có rừng là 557 ha.

Kế tiếp là huyện Sông Hinh, tính đến nay đã có 3.376 ha rừng trên địa bàn huyện này bị cây mì khai tử, trong đó có 2.346 ha là đất có rừng và 1.030 ha đất không có rừng. Ở huyên Tây Hòa thì có 551,72 ha rừng và đất lâm nghiệp đã bị cạo trọc, lấn chiếm; trong đó đất có rừng là 178,38 ha, đất không có rừng là 373,34 ha. Ở huyện Đồng Xuân có 620,7 ha rừng và đất lâm nghiệp đã bị cây mì chiếm chỗ, trong đó có 109 ha đất có rừng và 511, 7 ha đất không rừng.

Đáng quan ngại nhất là vụ phá rừng xảy ra tại huyện Tuy An. Những diện tích rừng bị người dân phá để trồng mì ở huyện này là rừng được trồng theo Chương trình 5 triệu ha rừng. Bà Phạm Thị Thùy Lê-Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết: “Phòng NN-PTNT huyện vừa kiểm tra tình hình phá rừng trồng mì trên địa bàn, phát hiện có 17 ha rừng trồng theo Chương trình 5 triệu ha rừng từ những năm trước đây đã bị biến mất để nhường chỗ cho những cây mì, trong đó xã An Thọ có 14 ha và xã An Xuân 3 ha. Đặc biệt, những diện tích rừng bị phá trên địa bàn xã An Xuân nằm sát vành đai di tích lịch sử Địa đạo Gò Thì Thùng. Chúng tôi đã chỉ đạo chính quyền các xã An Thọ và An Xuân mời các hộ vi phạm lên trụ sở làm cam kết phải trồng lại toàn bộ diện tích rừng đã bị phá ngay trong mùa mưa tới đây”.

Còn ở xã Sơn Hội thuộc huyện Sơn Hòa, nhiều diện tích rừng trước đây do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Hòa quản lý, sau khi phân cấp 3 loại rừng, số diện tích này sẽ được giao cho địa phương quản lý. Tuy nhiên, sau khi ban quản lý khai thác, chưa kịp giao lại cho địa phương thì đã bị người dân chiếm sạch để trồng mì. Bí thư Đảng ủy xã Sơn Hội Phạm An Tân cho hay: “Những diện tích bị dân chiếm nằm rải rác đều ở 8 thôn, tuy nhiên tập trung tại thôn Tân Thành và Tân Lương. Những hộ vi phạm đã được chính quyền địa phương nhận diện là 116 hộ với 629.000m2. Ngoài ra còn hơn 50.500m2 khác chưa xác định được chủ”.

Cơ quan chức năng bó tay

Trước tình trạng hàng trăm hộ dân chiếm đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Hòa đang quản lý, ông Nguyễn Tơ- Trưởng Ban quản lý thở dài: “Cán bộ của ban thì quá mỏng, quản không hết. Khi đã bị chiếm, đi kiểm tra thì toàn là dân địa phương nên không biết xử lý thế nào. Quyền hành của Ban thì không đủ để xử lý tình trạng này”.

+ "Thấy tiền ham qua nên tôi bặm gan phá rừng"

 Một chủ hộ vi phạm ở xã An Thọ, huyện Tuy An bộc bạch: “Nhiều diện tích rừng tôi trồng đã 2-3 năm nay mà chẳng thấy chúng lớn đâu cả, phát triển thì cây cao cây thấp không biết đến chừng nào chúng cho thu hoạch. Trong khi đó cây mì đang có giá ngất trời. Nếu như cách đây 3 năm mì chỉ bán được từ 500đ đến 700đ/kg thì nay đã tăng đến 2.200đ-2.500đ/kg mì tươi. Trồng 1 ha mì, trừ mọi chi phí bèo lắm cũng thu lãi được 20-30 triệu đồng. Đầu ra thì bát ngát, chỉ sợ không có mì để bán. Thấy tiền ham quá nên tôi “bặm gan” phá diện tích rừng Nhà nước đã giao cho tôi để trồng mì”.

+ “Ngày 16/6 tới đây, UBND tỉnh Phú Yên sẽ tổ chức cuộc họp nhằm tìm giải pháp giải cứu những cánh rừng thoát khỏi “nanh vuốt” của cây mì. Chúng tôi hy vọng UBND tỉnh sẽ vào cuộc kiên quyết, chỉ đạo cách xử lý thích đáng thì mới có thể ngăn chặn được làn sóng mì phá rừng”, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên nói.

Ông Phan Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên cũng thừa nhận: “Tình trạng phá rừng trồng mì diễn ra trên địa bàn Phú Yên đã từ lâu rồi chứ không mới mẻ gì, thế nhưng vì chưa có biện pháp xử lý rốt ráo nên không răn đe được họ. Khi phát hiện, ngành chức năng và chính quyền địa phương đến lập biên bản thì người vi phạm bỏ đi mất, kể như vô chủ. Khi đoàn công tác về thì họ quay lại làm tiếp. Ngành Kiểm lâm cũng thường xuyên phối hợp với UBND các xã tăng cường kiểm tra nhưng họ lại chuyển cách làm. Họ không làm ban ngày nữa mà đợi đêm đến mới phá rừng, trồng mì. Đến vụ họ cũng tổ chức thu hoạch vào ban đêm nên không thể kiểm soát nổi. Cứ thế, tình trạng này kéo dài mãi đến nay không ngăn chăn được. Dẫn tới hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có đến 8.719,67 ha rừng và đất lâm nghiệp bị người dân phá để chiếm đất trồng mì”.

Ông Cao Hữu Lộc-Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên bức xúc: “Việc quản lý rừng đã được phân cấp, rừng trên địa bàn huyện nào bị phá thì chính quyền huyện ấy chịu trách nhiệm. Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương có rừng bị phá để trồng mì tập trung kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền. Vụ nào vượt thẩm quyền thì trình lên Sở NN-PTNT để báo cáo lên tỉnh xin chỉ đạo. Lâu nay các địa phương cứ xử lý theo kiểu lập biên bản rồi... để đó nên chẳng thể cứu được rừng”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm