| Hotline: 0983.970.780

Cây Phật thủ không hề vô dụng

Chủ Nhật 19/02/2017 , 07:20 (GMT+7)

Sau Tết thì dường như chẳng ai biết dùng trái phật thủ để làm gì. Nếu ngộ nhận rằng cây phật thủ vô dụng mà vứt bỏ đi thì rất lãng phí!

Cây phật thủ có hình dạng rất bắt mắt. Dùng cây phật thủ trưng ngày Tết có ý nghĩa cầu mong sự an lành. Tuy nhiên, sau Tết thì dường như chẳng ai biết dùng trái phật thủ để làm gì. Nếu ngộ nhận rằng cây phật thủ vô dụng mà vứt bỏ đi thì rất lãng phí!

08-48-14_trng-23
 

Cây phật thủ có tên khoa học Citrus medica var. sarcodactilis (Noot) Swingle. Họ cam quýt (Rutaceae). Quả phật thủ dùng làm thuốc phải hái khi vỏ còn xanh hoặc ngả vàng, thái lát dọc phơi khô (phật thủ phiến) và bảo quản trong bình kín.

Theo Đông y, phật thủ tính ôn, vị cay, đắng, chua. Vào 2 kinh tỳ, phế. Tính năng điều khí toàn cơ thể, hoà trung, kiện vị, giảm ho, long đờm. Ngày dùng 3 - 6g dạng bột và thuốc sắc. Chủ trị các bệnh ở gan, dạ dày, tức ngực, khó thở, đầy bụng, buồn nôn, tiêu hoá kém, ho đờm nhiều. Cây phật thủ thân, lá, vỏ quả đều chứa tinh dầu,  hoạt chất như lisnonoid, hesperosid…; nhiều vitamin B1, B6, B12, C, E… và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, selen…

Phật thủ làm siro chữa ho: Phật thủ sau khi rửa sạch với muối 30 phút, vớt ra để ráo thì bổ dọc theo múi, thái lát mỏng. Mạch nha (hoặc đường phèn) cho vào nồi đun cách thủy cho chảy loãng. Xếp một lớp phật thủ, một lớp mạch nha lần lượt cho đầy bát. Cho vào nồi đun cách thủy 1,5-2 tiếng đến khi phật thủ keo lại như mứt. Tắt bếp, lọc nước siro phật thủ mạch nha cho vào lo, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần, đặc biệt là miếng phật thủ cho vào lọ sẽ có tác dụng giảm ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Quả phật thủ nấu cháo: Phật thủ 10-15 g, gạo tẻ 60-80 g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

Quả phật thủ hãm trà: Phật thủ 10 g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày một lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.

Bệnh đường tiêu hóa: Chán ăn, không tiêu, ngực sườn trướng đau, buồn nôn, nhiều đờm, đau mỏi lưng: quả phật thủ 30g, rượu 5 lít. Phật thủ thái nhỏ để ráo nước ngâm rượu. Cứ 5 ngày có thể lấy ra uống, mỗi lần 15 - 20ml  vào trước bữa cơm chiều.

Chữa tiêu hoá không tốt, không tiêu: quả phật thủ 50g thái mỏng rồi hong gió cho khô, xuyên tiêu 12g, sa nhân 12g, tiểu hồi hương 12g. Tất cả tán bột, hoà nước sôi để ấm rồi uống. Ngày 2 lần.

Kiện tỳ, trợ tiêu hoá: 15g gạo, 100g đường phèn. Nấu phật thủ lấy nước rồi nấu cháo ăn vào các buổi sáng.

Đau bụng do lạnh: phật thủ khô 15g, gạo rang 30g. Sắc uống ngày 3 lần.

Ợ hơi: Vỏ quả phật thủ tươi ướp đường nhằn ít một rồi nuốt.

Viêm loét dạ dày - hành tá tràng: Rễ cây phật thủ 30g nấu với dạ dày lợn lượng đủ dùng nấu chín ăn.

Chữa đau gan và dạ dày: quả phật thủ tươi 10g, thanh bì 6g, sắc nước uống. Hoặc hoa phật thủ 10g, hương phụ 10g, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g, sắc nước uống.

(Kiến thức gia đình số 6)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.