| Hotline: 0983.970.780

“Cày” rừng phòng hộ lấy titan

Thứ Hai 20/08/2012 , 10:00 (GMT+7)

Tình trạng Cty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản TT- Huế khai thác titan trong khu vực rừng phòng hộ đã phá vỡ hệ sinh thái ổn định...

Tình trạng Cty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản TT- Huế khai thác titan trong khu vực rừng phòng hộ làm phá vỡ hệ sinh thái ổn định, nước thải chảy ra đồng ruộng và nguy cơ sa mạc hóa trở lại vùng đất cát đã làm hàng nghìn hộ dân ở các thôn Cổ Tháp, Thủy Lập (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, TT- Huế) bức xúc và lo lắng.

Phá rừng phòng hộ

Chúng tôi đến vùng khai thác titan ở rú cát thuộc thôn Cổ Tháp, xã Quảng Lợi thấy cả một vùng cát như sôi động lên hẳn với những máy khai thác titan và hàng chục công nhân liên tục làm việc. Tại đây, hàng chục máy hút cát và nước ngầm trong lòng đất liên tục đưa vào đường ống lên các cụm vít tuyển titan. Phía trên, cả chục công nhân tập trung khai thác, những chiếc xe ben nối đuôi nhau chở titan thành phẩm về bãi tập kết.

Cùng với những trảng cát bị cày xới không thương tiếc là nhiều diện tích rừng phòng hộ đã bị đốn hạ. Theo người dân Cổ Tháp, đây là diện tích rừng phòng hộ đã được trồng khá lâu, từ khi nhà máy khai thác titan đi vào hoạt động đến nay, nhiều gốc cây bị chặt hạ trơ cả gốc, chừa chỗ cho hố khai thác titan.

Anh Hùng, một nông dân ở đây, cho chúng tôi biết: “Rừng phòng hộ trên cát được trồng trong nhiều năm qua là sự đổ mồ hôi, công sức của người dân cũng như chính quyền địa phương. Thế nhưng nhìn rừng cây phủ xanh ngày nào bị phá hoại, người dân chúng tôi rất tiếc và bức xúc".


Khai thác titan tại thôn Cổ Tháp xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, TT-Huế

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2011, Cty TNHH Nhà nước một thành viên khoáng sản TT- Huế bắt đầu khai thác titan ở vùng rú cát trắng thuộc thôn Cổ Tháp, xã Quảng Lợi. Thời gian khai thác được UBND tỉnh TT- Huế cấp phép trong vòng 3 năm (từ 2011-2013). Diện tích khai thác là 87ha, với sản lượng khai thác là 26 ngàn tấn.

Khu vực được cấp phép khai thác titan cách khu dân cư chừng 500m, có khoảng 40ha rừng phòng hộ (từ 2-3 năm tuổi), trong tổng diện tích 250ha rừng phòng hộ của Dự án 661 ở dải cát này của xã. Hình thức khai thác là cuốn chiếu, khai thác đến đâu trả mặt bằng đến đó. Hiện khu vực này bình quân mỗi ngày có 40-50 công nhân thay phiên nhau làm việc.

Ông Hoàng Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi, cho hay: “Việc khai thác titan cũng đã ảnh hưởng đến đời sống người dân trên địa bàn xã. Đầu năm 2012, các hộ có diện tích làm nông nghiệp đã phản ánh trình trạng nước thải do khai thác titan tràn ra đồng ruộng gây hư hại lúa, hoa màu, chính quyền xã đã làm việc, sau đó đơn vị khai thác titan đã đắp đập ngăn không cho nước tràn ra khu vực xung quanh. Tuy nhiên, việc khai thác titan đưa lại nhiều bất lợi cũng như ảnh hưởng kéo dài cho nhiều hộ dân sống xung quanh vùng khai thác".

Nguy cơ sa mạc hóa trở lại

Vào thời điểm này, ở đây liên tục xảy ra hiện cát bay, cát lấp. Hiện tượng khô hạn cũng thấy rõ, ngay cả hồ Đồng Bào nằm bên cạnh khu vực khai thác titan, đến thời điểm này không còn một giọt nước, cỏ cây cháy khô trong vườn.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Lành, Trưởng thôn Cổ Tháp xác nhận: “Trình trạng khô hạn và cát bay mịt mù vào mỗi đợt gió lớn làm ảnh hưởng đến đời sống người dân là có thật. Nếu khai thác kéo dài sẽ là thảm họa lớn đối với người dân sống ở khu vực này”.

Theo ông Hoàng Thảo thì: “Việc Cty Khoáng sản TT- Huế khai thác titan trên địa bàn, ngoài giám sát về môi trường, địa phương không giám sát được sản lượng khai thác titan bao nhiêu từ phía Cty. Mặc dù, trong kế hoạch được nêu phía Cty chỉ khai thác 26 nghìn tấn trong vòng 3 năm, còn thực tế họ khai thác bao nhiêu thì phía xã không nắm được".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay đơn vị khai thác cả ngày lẫn đêm. Chính việc khai thác titan một cách ồ ạt, buông lỏng quản lý, giám sát, nên nguy cơ khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên là rất lớn. Bên cạnh đó, việc khai thác ồ ạt titan cũng dẫn đến môi trường ở vùng cát bị phá vỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân Quảng Lợi.


Nhiều diện tích rừng phòng hộ bị bới tróc gốc để khai thác titan

Đặc biệt, theo người dân phản ánh từ bao đời nay, vùng cát trắng trải dài phía sau khu dân cư là nơi chứa mạch nước ngầm cho cả làng phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt cũng như việc ngăn lũ về. Việc khai thác titan chỉ chừa lại lớp cát mặt, mùa nắng cát bay, mùa mưa nước chảy lùa cát về bồi lấp ruộng đồng, ảnh hưởng nhà cửa, làm nguy cơ sa mạc hóa trở lại vùng đất dày công cải tạo của người dân cũng như chính quyền trong nhiều năm qua.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm