| Hotline: 0983.970.780

Cây trồng biến đổi gen, có gì đáng ngại mà cuống?

Thứ Sáu 16/08/2013 , 09:47 (GMT+7)

Tiến sĩ Bùi Mạnh Cường - Viện phó Viện Nghiên cứu Ngô khẳng định chỉ còn một bước tiến nữa là có thể đưa cây trồng biến đổi gen của nội địa ra thử nghiệm trên đồng ruộng.

Tiến sĩ Bùi Mạnh Cường - Viện phó Viện Nghiên cứu Ngô khẳng định chỉ còn một bước tiến nữa là có thể đưa cây trồng biến đổi gen của nội địa ra thử nghiệm trên đồng ruộng vào năm 2015.


Tiến sĩ Bùi Mạnh Cường (người đứng cạnh nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình) giới thiệu về ngô chuyển gen

Theo trào lưu không cưỡng lại của nông nghiệp thế giới là áp dụng cây trồng biến đổi gen, Việt Nam nên lựa chọn chuyển gen gì cho phù hợp với sinh thái, tập quán, thưa ông?

Gen Bt (kháng sâu đục thân) có thể hợp với Việt Nam nhưng với điều kiện phải xác định được chủng Bt kháng sâu của ta cũng như phải xác định vùng sinh thái có áp lực sâu bệnh lớn. Suy cho cùng trong hoàn cảnh Việt Nam gen Bt có tác dụng kém và với các tính trạng phụ trợ là chống đổ và chống một số bệnh ăn theo sâu đục thân, tôi đánh giá chúng còn quan trọng hơn là chống sâu. Gen chống thuốc trừ cỏ theo tôi không quan trọng vì điều kiện canh tác ở ta manh mún, lao động nhiều nên có thể trừ cỏ bằng thủ công.

Nhiều nông dân ta chưa có thói quen diệt cỏ bằng thuốc bởi họ ngại tác hại phụ. Thuốc trừ cỏ chỉ có ý nghĩa trên một diện tích lớn, khi cơ giới hóa cao và điều kiện ruộng đồng bằng phẳng chứ không ai leo mấy quả đồi với bình thuốc trên vai cả. Giờ người ta đã sáng tạo ra thuốc trừ cỏ chọn lọc, khi phun ngô sống mà cỏ chết nên gen kháng thuốc trừ cỏ lại càng bớt đi tác dụng. Theo tôi về công nghệ chuyển gen Việt Nam phải đi theo các hướng chính: Thứ nhất hệ thống các gen chống chịu như chịu hạn, chịu chua phèn và nghèo đạm. Thứ hai gen nâng cao năng suất trong điều kiện canh tác ngắn ngày bằng tăng hiệu suất quang hợp, tăng tích lũy tinh bột, tăng kích thước bắp, hạt…

Điều nhiều người lo ngại nhất về cây trồng chuyển gen giờ không phải là tính an toàn mà là chuyện độc quyền của các công ty giống đa quốc gia? Ông bình luận ra sao về vấn đề này?

Tại sao ở châu Âu nhiều nước vẫn phản đối cây trồng biến đổi gen? Đấy chẳng qua cũng là một hình thức chống độc quyền thương mại chứ không hẳn vì vấn đề an toàn sinh học. Tôi ủng hộ công nghệ chuyển gen nhưng cần thận trọng trong lựa chọn gen đích để phát huy tối đa lợi ích và đảm bảo an toàn cho một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Cụ thể Viện Nghiên cứu Ngô đã có gì trong tay?

Viện đang tập trung các vật liệu ưu tú nhất cho chương trình nghiên cứu phát triển ngô quốc gia, nghiên cứu chọn tạo hệ thống giống phục vụ phát triển ngô ở các vùng sinh thái và phát triển công nghệ chuyển gen. Viện đang tập trung vào ba hệ thống gen chính là chịu hạn; chịu chua phèn, chịu mặn và gen liên quan đến nâng cao năng suất. Hiện tại chúng tôi đã thành công ở hai hệ thống gen chịu hạn và chịu chua phèn. Nếu ví việc chuyển gen có bốn nấc thang thì chúng tôi đã bước lên nấc thứ ba là thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trong nhà lưới. Dự tính tới năm 2015 Viện sẽ có sản phẩm cụ thể ra đồng ruộng.

Nhiều người nói, cách tuyên truyền về cây trồng biến đổi gen của chúng ta vừa rồi có vấn đề?

Một mặt chúng ta lăng xê công nghệ chuyển gen như một cây đũa thần có thể giải quyết tất cả ý nguyện mà con người muốn. Các nhà báo tuyên truyền trên cơ sở thông tin của nước ngoài nên nhiều khi một chiều, tô hồng và quá kỳ vọng vào nó mà không nghĩ rằng chuyển gen chỉ là một công cụ trong di truyền học. Hướng khác, trái ngược lại là “ngáo ộp” nó như khi vào khu vực chuyển gen chẳng khác gì vào khu nhiễm phóng xạ với quần áo bảo hộ, mũ mão, kính, khẩu trang, như ăn sản phẩm biến đổi gen bị này, bị nọ làm người dân sợ. Suy cho cùng, cả hai hướng tuyên truyền này về cây trồng biến đổi gen đều do không hiểu rõ bản chất của sinh vật biến đổi gen là gì.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất