| Hotline: 0983.970.780

"Cha đẻ" lúa nước ở thung lũng Cù Bai

Thứ Bảy 02/01/2010 , 08:15 (GMT+7)

Nhắc đến “cửa tử” Cù Bai (Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị) đồng bào Vân Kiều nhớ ngay đến người Anh hùng LLVTND Đào Xuân Hướng. Đời ông gắn với những cuộc chiến quên mình nơi “cửa tử” Cù Bai và công cuộc khai sinh lúa nước cho đồng bào Vân Kiều.

Anh hùng LLVTND Đào Xuân Hướng

Nhắc đến “cửa tử” Cù Bai (Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị) đồng bào Vân Kiều nhớ ngay đến người Anh hùng LLVTND Đào Xuân Hướng. Đời ông gắn với những cuộc chiến quên mình nơi “cửa tử” Cù Bai và công cuộc khai sinh lúa nước cho đồng bào Vân Kiều.

 

I. Trong căn nhà cấp bốn nằm thu mình nơi vườn cây ở thôn Bắc Phú (Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh), anh hùng Đào Xuân Hướng lật lại đời binh nghiệp của ông. Ông sinh năm 1932, năm 22 tuổi tham gia cách mạng chiến đấu ở khu Vĩnh Linh. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 6/1956, ông cùng đơn vị công an vũ trang Vĩnh Linh được giao nhiệm vụ lên vùng rừng núi hiểm trở phía tây Quảng Trị- chính là Đồn công an vũ trang Cù Bai (tiền thân đồn Cù Bai sau này). Nơi đây, ông đã cùng đồng đội bám dân, bám đất làm cách mạng.

Phần lớn cư dân nơi cửa tử “Cù Bai” là đồng bào dân tộc Vân Kiều với lối sống du canh, du cư lạc hậu. Ban đầu, ông cùng đơn vị mang lên đây 2 con voi, mấy tạ muối và tấm vải, 43 ảnh chân dung Bác Hồ. Cả Cù Bai hồi đó có 43 hộ đều được cấp muối, nước và phát ảnh Bác Hồ treo trong nhà sàn. Ông nhớ lại: “Đầu tiên, tui cùng đồng đội quét dọn, sửa sang nhà cửa cho dân. Để vận động được đồng bào phải dùng tiếng Bru Vân Kiều, tui ra cạnh con suối gần bản Cù Bai nói lớn: “Chúng tôi là bộ đội Cụ Hồ, đến thăm dân bản, mời dân bản trở về”. Thế là người dân hết sợ, quay lại.

Bên cạnh vận động nhân dân, ông Hướng đã biết kết hợp với những đảng viên “nằm vùng” ở Cù Bai để tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước. Các đồng chí Hồ Pờng (bản Tri), Hồ Cưng (bản Cù Bai), Hồ Lách (bản Xê Pu)...cùng ông vượt suối ngàn, lũ rừng đến vận động dân đi theo cách mạng, bỏ lối sống du canh lạc hậu và mang về cây lúa nước cho bà con. Kỷ niệm theo ông đáng nhớ nhất là trận đánh đêm 20/4/1961 tại bản Na, ông có nhiệm vụ bảo vệ cho đồng chí Văn Thầu- Phó Bí thư Tỉnh ủy Savannakhet (Lào). Trong núi rừng thâm u, tiếng pháo bắn xối xả, mặt đất rung chuyển. Trong khoảnh khắc mong manh giữa sự sống và cái chết, Đào Xuân Hướng đã dũng cảm lấy thân mình che chở cho đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Ông nhớ lại: “Lúc đó trời tối như mực, đất và cây rừng bắn tung tóe, tui lấy thân mình “đè” đồng chí Phó Bí thư xuống đường hào. Tỉnh dậy tui không tin mình còn sống sót”. Sau hành động dũng cảm đó, cư dân Lào sống sát vùng kháng chiến Cù Bai rất mang ơn bộ đội Việt Nam và nguyện một lòng đi theo cán bộ. Năm 1968, đồn biên phòng Cù Bai đón nhận danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVT và đến năm 1972, ông Đào Xuân Hướng cũng vinh dự đón nhận danh hiệu này. Năm 1983 vì lý do sức khỏe ông xin về hưu sống tại thôn Bắc Phú, giã từ đời binh lửa.

II. Cây lúa nước đã theo người anh hùng Đào Xuân Hướng lên với xã Hướng Lập từ những năm 1956- 1957. Thời đó, một mặt làm công tác dân vận, mặt khác ông hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cây lúa nước. Những ký ức ngồn ngộn đổ về, ông kể: Với người Vân Kiều, họ quan niệm hạt lúa là hạt ngọc của Giàng nên họ không trồng lúa nước, còn trồng lúa rẫy thì không được bón phân sợ làm dơ hạt ngọc. Khi đói, đồng bào lại tìm đến củ mài, rau rừng chứ nhất quyết không trồng lúa nước. Quanh năm, lên rẫy trỉa được hạt ngô, trồng được củ sắn nào thì đắp đổi qua ngày. 

Tiếp nối truyền thống, BĐBP hôm nay vẫn lặng lẽ về với bản giúp đồng bào Vân Kiều trồng cây lúa nước

Biết khó làm thay đổi nhận thức “thâm căn cố đế” này, ông Hướng dùng chính sách “mưa dầm thấm lâu”. Muốn bà con trồng lúa nước thì không ai khác cán bộ phải bắt tay vào làm trước. Có làm được, thấy được hiệu quả là “hạt ngọc” của Giàng sẽ mang lại ấm no họ mới chịu làm theo. Ban đầu, ông cùng đồng chí Châu thuộc Ban lãnh đạo miền núi của Khu ủy Vĩnh Linh và 2 đảng viên chủ chốt ở vùng Cù Bai là Hồ Tơ, Hồ Cưng băng rừng, vượt suối len lỏi vào từng nhà dân “thuyết trình” về cây lúa nước. Ông kể: Với tập tục du canh, đốt nương làm rẫy làm cho lũ rừng ngày một hung tợn hơn. Muốn trồng được lúa nước phải tìm một vùng đất bằng phẳng, có mạch nước từ các con suối. Sau một thời gian khảo sát thực địa, ông quyết định chọn khu rừng ma Cù Bai là vùng đất bằng phẳng, thích hợp trồng cây lúa nước.

Khổ nỗi, khu rừng ma với người Vân Kiều là vùng đất linh thiêng ngàn đời, một cành cây, chiếc lá bất cứ ai cũng không được đụng vào. Bởi theo họ, nếu “lỡ tay” chặt cây rừng, bứt ngọn cỏ sẽ bị Giàng phạt nặng! Một buổi sáng tháng 2/1957, ông họp các già làng, trưởng bản và toàn bộ dân bản lại, dõng dạc nói: “Ở dưới đồng bằng họ trồng lúa nước nên quanh năm có cái ăn, no đủ. Ở đây, từ bao đời nay đồng bào ta không quen làm ruộng lúa nước nên năm nào cũng đói kém, thiếu cái ăn”. Nói đoạn, ông “thủ thỉ” với già làng cho “khai tử” rừng ma để trồng cây lúa nước rồi cầm cây rựa trong tay chặt từng ngọn cây rừng. Ông cùng đồng đội sau mấy tháng trời quần quật trong cánh rừng ma đã gieo được 1,5 sào ruộng đầu tiên thu về 2,5 tạ lúa cho dân bản.

Để có sản lượng cao hơn, ông đã cử đồng chí Hồ Thị Oi (con của đảng viên Hồ Tơ) băng rừng, vượt suối đi suốt một tuần lễ về tới huyện Vĩnh Linh mang giống lúa sản lượng cao lên trồng. Rồi chính ông ra Bắc học cách chế tạo máng nước, cách canh tác lúa nước rồi về dạy cho dân bản. Ông nhớ lại: “Điều kỳ lạ, hồi đó làm gì có phân đâu mà bón, thế mà 1,5 sào ruộng phát triển rất tốt, sau một thời gian bà con đã cho trồng thêm 2 mẫu ruộng, bước đầu tạm giải quyết lương thực cho bà con Vân Kiều. Chẳng mấy chốc vùng “đất chết” năm xưa đã xanh một màu lúa và cây rừng.

III. Dù sắp bước sang tuổi 78 nhưng khi rảnh rỗi, ông Hướng vẫn trở lại thăm, hướng dẫn bà con dân bản Cù Bai cách trồng trọt. Người Vân Kiều ở Hướng Việt, Hướng Lập mấy chục năm nay đã quen với hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ- Đào Xuân Hướng đến từng bờ ruộng, nương rẫy thăm hỏi bà con. Ông như người cha “khai sinh” ra nghề trồng lúa nước cho đồng bào Vân Kiều. Và như tiếp nối truyền thống đó của cha anh, các chiến sỹ BĐBP hôm nay vẫn lặng lẽ về với dân bản, giúp dân trồng lúa, dựng nhà, sơ tán trong những ngày lũ…

Trở lại Cù Bai, dẫn chúng tôi đến những cánh đồng lúa của bà con dân bản, ông Lê Hữu Tuấn- Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Lập phấn khởi: “Có được ngày hôm nay là nhờ đồng chí Hướng và những đảng viên chủ chốt “nằm vùng” ở Hướng Lập năm xưa đấy. Từ những lớp người đầu tiên ấy, đến nay nông nghiệp và lâm nghiệp của xã Hướng Lập đã có những bước đi vững chãi. Tính đến đầu năm 2008 trên toàn xã tổng diện tích cây lúa nước là gần 60ha, lúa rẫy và lúa nương 50ha, lương thực đảm bảo cho bà con dân tộc Vân Kiều ở 8 bản với 243 hộ, 1.310 nhân khẩu. Kế hoạch trong năm 2009 chúng tôi sẽ phát triển thêm. Từ lúc dân bản biết đến cây lúa nước đời sống đã ấm no hẳn”.

Còn ông Hồ Văn Thành, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hướng Việt cho hay: “Năm 2004, Hướng Việt được tách ra từ xã Hướng Lập bây giờ đã khá hơn rất nhiều, đời sống bà con giờ đã ấm no hơn trước. Trong cái vui chung của bà con 2 xã, luôn có bóng dáng người Anh hùng LLVTND Đào Xuân Hướng.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm