| Hotline: 0983.970.780

Chaebol chi phối chính giới Hàn Quốc, cải tổ được không?

Thứ Sáu 24/02/2017 , 08:15 (GMT+7)

Theo giáo sư kinh tế Kim Sang-jo của Đại học Tổng hợp Hansung, các chaebol dù rất quyền lực nhưng chúng cũng có nhiều điểm yếu, ví dụ những chuyển giao mang tính kế thừa dòng tộc hay những vấn đề của cá nhân nhà tài phiệt cũng có thể làm cả hệ thống chao đảo. Cải tổ chaebol không phải làm chúng yếu đi mà thậm chí...

“Bạn có thể nói Chủ tịch Samsung còn quyền lực hơn cả Tổng thống Hàn Quốc”, Woo Suk-hoon, chủ một trang web chuyên về kinh tế bình luận với tờ Washington Post.

18-28-00_161031121040-gettyimges-618991368-super-169
Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối Tổng thống Park Geun-hye (Ảnh: UPI; CNN)
 

Tâm thế đó của người dân Hàn Quốc ngày càng được củng cố trong những năm gần đây, giai đoạn Samsung đã cản trở (thành công) các cuộc điều tra chuyện giàn xếp giá cả khi chỉ phải nộp các khoản tiền phạt nhỏ và chứng kiến chủ tịch công ty sai phạm về thuế nhưng vẫn nhận được ân xá của tổng thống vì “quyền lợi quốc gia”, theo lời một phát ngôn viên chính phủ.
 

Món quà Olympic

Khi ông Lee Myung-bak còn làm tổng thống, ông đã phải dựa vào lãnh đạo Samsung để Hàn Quốc giành quyền đăng cai Olympic Mùa đông 2018. Lý do: Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee là thành viên Ủy ban Olympic quốc tế. Khi án phạt đối với mình được dỡ bỏ, chỉ trong năm 2010, ông Lee Kun-hee đã thực hiện 11 chuyến công du khắp thế giới vận động cho Hàn Quốc.

Cuối cùng, thành phố Pyeongchang giành quyền đăng cai, đồng nghĩa kinh tế Hàn Quốc được bơm thêm 20 tỷ USD để tăng trưởng. Đây cũng là Olympic Mùa đông đầu tiên, Olympic thế giới thứ hai được tổ chức ở nước này. Năm 1988, thành phố Seoul đã đăng cai Thế vận hội Mùa hè.

Mặc dù người dân Hàn Quốc vui mừng với tin này, sự bức xúc đối với lệnh ân xá của Tổng thống Lee Myung-bak không vì thế mà giảm nhiều.

Bằng chứng là các ứng cử viên tổng thống tiếp tục nói Hàn Quốc đã quá khoan dung với những người giàu nhất nước. Họ đều nói lãnh đạo chaebol phạm tội phải bị trừng phạt thẳng tay.

Họ cũng nói Hàn Quốc phải ngăn chặn chuyện các chaebol “đan cài” các công ty con thông qua phương thức sở hữu chéo, một hình thức sở hữu gây tranh cãi, theo đó một gia đình tập trung cổ phần vào một vài công ty chủ chốt rồi chuyển các khoản đầu tư vào các công ty con trong tập đoàn. Phương thức này giúp một số gia đình kiểm soát một loạt các công ty, trong đó có những công ty họ có rất ít, thậm chí không có cổ phần.

Trong suốt vài thập niên qua, không phải chaebol nào cũng tồn tại. 14 trong số 30 công ty lớn nhất Hàn Quốc đã bị xóa sổ trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra năm 1997. Nhưng Samsung vẫn tăng trưởng đều đặn trong nhiều thập kỷ.

Một Samsung hùng mạnh là điều tốt cho cả nước Hàn Quốc, theo lời phát ngôn viên của công ty Kevin Cho, bởi công ty “đóng góp phần lớn vào tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước, thuế và công ăn việc làm”. Cho cũng nhấn mạnh rằng Samsung là hãng có danh tiếng quốc tế. Trong năm 2011, 84% doanh thu hàng điện tử của công ty được tạo ra bên ngoài Hàn Quốc.

Theo ông Lee Cheol-haeng, trưởng bộ phận nghiên cứu thuộc Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc, người dân Hàn Quốc vừa thích vừa ghét các chaebol. “Họ rất phân tâm”, Lee nói. “Họ bảo: tôi ghét các chaebol, nhưng tôi muốn con tôi vào làm việc ở một chaebol”.
 

Cải tổ các chaebol, được không?

Theo tờ Financial Times, cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc đang đặt ra vấn đề cải tổ công tác quản lý các chaebol, cho dù không phải mới, nhưng sức nóng từ chính trường lần này ở mức cao hơn hẳn những lần trước và đỉnh điểm là việc đình chỉ chức vụ của Tổng thống Park Geun-hye. Vụ bê bối đã phơi bày sự phổ biến của chủ nghĩa tư bản thân hữu tại Hàn Quốc.

18-28-00_fourth-week-of-mss-protests-in-seoul-seek-president-prk-geun-hyes-resigntion
Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối các chaebol (Ảnh: UPI; CNN)

 

Moon Jae-in, người đang dẫn đầu trong cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống kế tiếp nói cải tổ chaebol là một trong các ưu tiên của ông, nếu trúng cử, bởi việc này có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ông Moon đặc biệt chỉ trích Samsung, ngay cả khi một tòa án từ chối đề nghị bắt giữ Phó Chủ tịch điều hành Lee Jae-yong. Ông cũng cam kết khởi động chiến dịch cải tổ các chaebol bằng việc thông qua một loạt bộ luật vốn bế tắc ở quốc hội để quá trình ra quyết định ở Samsung và các chaebol khác “dân chủ hơn”.

Các nhà làm luật đối lập cũng đang đẩy nhanh nỗ lực thông qua các bộ luật nhằm đơn giản hóa cấu trúc sở hữu của các chaebol, giúp các ban giám đốc độc lập hơn, tăng quyền cho những cổ đông nhỏ.

Michael Na, chiến lược gia của tập đoàn tài chính Nomura (Nhật Bản) nói vụ bê bối “có thể cũng là điều hay” bởi nó giúp thúc đẩy việc kiểm soát chaebol và kích thích các nhà đầu tư nhỏ. Các diễn tiến trên chính trường Hàn Quốc đang được giới đầu tư theo dõi chặt chẽ. “Chúng tôi tin rằng luật về tập đoàn (điều chỉnh) cuối cùng sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc các tập đoàn lớn”, ông Na nói. “Nếu được thông qua, luật này sẽ giảm đáng kể bàn tay can thiệp của các gia đình tài phiệt vào công việc của ban giám đốc tập đoàn”.

Theo giáo sư kinh tế Kim Sang-jo của Đại học Tổng hợp Hansung, các chaebol dù rất quyền lực nhưng chúng cũng có nhiều điểm yếu, ví dụ những chuyển giao mang tính kế thừa dòng tộc hay những vấn đề của cá nhân nhà tài phiệt cũng có thể làm cả hệ thống chao đảo. Cải tổ chaebol không phải làm chúng yếu đi mà thậm chí còn đem đến sức mạnh mới cho các mũi nhọn kinh tế của Hàn Quốc.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất