| Hotline: 0983.970.780

Chăm bón cây cao su bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Thứ Năm 16/11/2017 , 07:15 (GMT+7)

Cao su ở nước ta được trồng chủ yếu trên đất xám, đỏ vàng và bazan tập trung nhiều ở các tỉnh đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Cây cao su thích hợp khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ bình quân từ 22 - 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 2.000mm, thời tiết chia làm 2 mùa trong năm, mùa mưa và mùa khô.
 

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới mủ cao su?

Cây cao su ưa đất tơi xốp, dễ thoát nước, không úng và có tầng lớp dày trên 1m, thích hợp độ pH từ 4,5 - 5,5 và đầy đủ cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Qua khảo sát ở một số đất trồng cao su cho thấy hầu hết đất chua nặng pH <4,2 nghèo lân, kali dễ tiêu và đặc biệt rất nghèo canxi (vôi) magie, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, mangan…

Cây cao su ở Bình Dương được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Trong chu kỳ sinh trưởng phát triển, cây cao su được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ trồng mới (từ khi đặt bầu đến bắt đầu khai thác mủ). Thời gian này thường kéo dài từ 6 - 7 năm. Đây là thời kỳ cây cao su phát triển sinh dưỡng tăng chiều cao cây và đường kính thân phát triển cành, tán và lá. Bởi vậy cao su cần tỷ lệ dinh dưỡng N:P:K là 2:1:1, hàm lượng đạm thường gấp đôi hàm lượng lân và kali.

Nhưng đến thời kỳ kinh doanh (khai thác mủ) từ năm thứ 7 trở đi thì nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su khác hẳn tỷ lệ thích hợp là N:P:K 2:1:2 đồng thời các yếu tố dinh dưỡng khác như canxi (CaO), magie (MgO), silic (SiO), lưu huỳnh (S) cần rất nhiều do cây sản xuất mủ.

Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, để có được 3 tấn mủ/ha, cây lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng như sau: Khoảng 45 - 60kg N, 20-25kg P2O5; 50 - 65kg K2O; 70 - 80kg CaO; 10 - 15kg MgO; 4 - 6kg S; 1,5kg Zn; 1kg B; 0,9kg Mn. Như vậy, cao su không những cần đạm, lân, kali mà còn cần canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng.

Thực tiễn hiện nay tại các vùng trồng cao su ở nước ta đất luôn luôn bị rửa trôi mất màu, nhiều vùng đã trở lên bạc màu. Bên cạnh đó, người nông dân lại thiếu hiểu biết về đất trồng, về nhu cầu cần thiết dinh dưỡng của cây cao su, đặc điểm tính chất của từng loại phân vô cơ nên sử dụng phân bón còn tùy tiện như lạm dụng phân đạm, thiếu kali, thiếu lân, đặc biệt thiếu các chất dinh dưỡng chung vi lượng như canxi, magie, lưu huỳnh… Nhiều nơi, bà con nông dân đã sử dụng phân hỗn hợp NPK, nhưng đáng tiếc chủ yếu là các loại thông thường duy nhất chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng là N, P, K, thiếu toàn bộ các chất dinh dưỡng khác trung vi lượng.

Cây cao su được bón phân ĐYT NPK Văn Điển có màu lá xanh đậm, sáng bóng bản lá dày, vỏ thân cây nhẵn, năng suất sản lượng mủ tăng, chất lượng mủ tốt, ở nhiều địa phương như Gia Lai, Đắc Lắk, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước... bà con nông dân đã chọn phân bón Văn Điển là phân bón chủ lực để thâm canh cho cây cao su và đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.

Hệ quả là cao su sinh trưởng phát triển thân lá mạnh mất cân đối dinh dưỡng, thừa đạm, lá xanh đen, bản lá mỏng, vỏ cây sần sùi nhiều mắt cua dẫn tới năng suất chất lượng mủ thấp.
 

Cách sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cao su

Để khắc phục những tồn tại thực tiễn trong canh tác cây cao su nhiều năm qua, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cao su. Sau đây là cách sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cao su:

Đối với cao su trồng mới, trộn đều lớp đất mặt từ 10 - 15kg phân hữu cơ hoai mục + 1kg lân Văn Điển sau đó đưa xuống hố trước khi đặt bầu từ 15 - 20 ngày, lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng 16% P2O5; 30% CaO; 15% MgO; 24% SiO2; 0,4% Zn; 0,2% Mn, 0,2% Co; 0,4% Fe; 0,1% Cu; tổng dinh dưỡng 86%.

Bón thúc cho cao su trồng mới hàng năm bằng phân đa yếu tố NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng 12%N, 5% P2O5; 10% K2O; 5% CaO; 2% MgO; 11% S, 4% SO2 và 6 chất vi lượng xác định.

Cách bón: Năm thứ nhất bón từ 200 - 250g/gốc. Năm thứ hai bón từ 250 - 500g/gốc. Năm thứ ba bón từ 500g - 1kg/gốc. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 mỗi năm bón từ 1kg - 1,5kg/gốc.

Lượng phân trên được chia bón từ 3 - 4 lần bón trong năm, đào rãnh hình vành khăn theo hình chiếu của tán lá, rộng 20cm, sâu 10 - 15 cm, rải đều phân rồi lấp đất. Năm đầu bón phân cách gốc từ 30 - 40cm, mỗi năm sau nới rộng vùng bón phân xa rãnh bón phân lần trước 20 cm, khi cao su giao tán thì chuyển sang bón phân theo băng rộng 1 giữa hai hàng cao su.

Cao su từ năm thứ 7 trở đi, bắt đầu vào khai thác mủ (cao su kinh doanh) chuyển sang dùng phân bón đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: 12%N; 8%P2O5; 12% K2O; 8% CaO; 6% MgO; 6% S, 9% SiO2 và 6 chất vi lượng xác định Zn, B, Mn, Cu, Fe và Co. Tổng dinh dưỡng là 61%.

Cách bón: Đối với đất hạng I và II bón 600 - 800kg/ha. Đất hạng III bón 800 - 1.000kg/ha. Đối với cao su từ năm cạo mủ thứ 11 trở đi thì bón từ 1.000 - 1.200kg/ha chung cho các hạng đất, chia lượng phân trên bón làm 2 lần trong năm, lần 1 bón đầu mùa mưa 2/3 tổng lượng phân, lần 2 bón vào cuối mùa mưa 1/3 lượng phân còn lại. Khi bón rải đều phân giữa hai hàng cao su theo băng rộng từ 1 - 1,5m, đối với đất bằng thì xới nhẹ lấp đất kín phân, đối với đất dốc, bón phân vào hố giữ mầu rồi dùng lá khô, cỏ, phủ lên phân, đối với đất nghèo mùn thì nên bổ sung mỗi năm 1 lần bón phân hữu cơ vào đầu mùa mưa để tăng độ tơi xới cho đất.

Khác biệt nhất của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển so với NPK thông thường ở chỗ, ngoài cân đối các chất đa lượng NPK còn có lượng vôi cao từ 15 - 20% giúp khử chua đất, nâng cao độ pH, thích hợp cho cây cao su sinh trưởng phát triển và còn chứa hàm lượng magie ở trong phân cũng từ 9 - 12% giúp cho cây cao su nâng cao hiệu suất quang hợp để tạo năng suất mủ cao, các chất dinh dưỡng silic, lưu huỳnh cũng chiếm tỉ lệ từ 6 - 9% giúp cho cây cao su chống hạn, tăng sức chống sâu bệnh, ngoài ra còn có 6 chất vi lượng xác định.

 

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.