| Hotline: 0983.970.780

Chăm bón lúa xuân

Thứ Năm 13/03/2014 , 10:36 (GMT+7)

Khí hậu diễn biến phức tạp khiến việc thâm canh gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích lúa sau gieo cấy ít ngày phải cấy lại.

Đầu vụ xuân năm nay thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, nhiều đợt rét đậm rét hại liên tiếp xảy ra đã khiến cho việc thâm canh lúa xuân của nông dân miền Bắc gặp nhiều khó khăn. Nhiều diện tích lúa sau gieo cấy ít ngày phải cấy lại (nhất là những giống mới, chịu rét kém Nàng xuân, Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1…).  

Nhằm giúp cây lúa tập trung ra lá đẻ nhánh được nhanh hơn, khắc phục những bất lợi của thời tiết cần kiểm tra đồng ruộng để đánh giá hiện trạng từng ruộng, từng giống để có biện pháp tác động nhất định.

Với những ruộng lúa giống mới yếu chịu rét có triệu chứng vàng lá, nghẹt rễ (nhổ cây lên thấy rễ thâm đen, bộ lá lúa biến vàng đến đỏ rực, lúa ngừng sinh trưởng và không đẻ nhánh) cần khắc phục hiện tượng nghẹt rễ, vàng lá trước, đến khi rễ mới nhú ra mới tiến hành cung cấp dinh dưỡng.

Rắc supe lân với lượng 4 - 5 kg/sào để kích thích rễ mới phát triển kết hợp với phun các chế phẩm phân bón lá có tác dụng đâm chồi ra lá, siêu ra rễ như phân bón lá KH, Vip- AK, Thiên nông, Komix... Sau đó sục bùn để đất không chai cứng, ôxi lưu thông được vào trong rễ, giúp cây ra rễ thuận lợi hơn.

Phân bón lá cần phun từ 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 3 - 5 ngày mới phát huy tác dụng rõ rệt, giúp cây lúa hồi phục và đẻ nhánh nhanh hơn. Những diện tích đất chua cần bón thêm 8 - 10 kg vôi tở. Khi cây lúa đã đâm rễ trắng mới sử dụng ure phối trộn với kali đỏ theo tỷ lệ thích hợp để chăm bón lúa đẻ nhánh. Không nên rắc ure khi lúa vẫn còn đang bị nghẹt rễ.

Chú ý:

- Ở thời điểm hiện tại (lúa đang bị nghẹt rễ), không nên phun thuốc trừ cỏ lúa sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí lúa dễ bị ngộ độc thuốc trừ cỏ mà chết hàng loạt.

- Lượng phân bón thúc đẻ nhánh cần bón tập trung ngay giai đoạn đầu này, không nên bón lai dai sẽ không có lợi cho quá trình đẻ nhánh hữu hiệu.

- Nên sử dụng phân ure phối trộn với kali đỏ (KCl) để rắc. Không nên sử dụng phân NPK để thúc cho lúa lúc này vì phân tổng hợp khó hòa tan và chậm phân giải hơn trong khi cây lúa hiện tại lại rất cần dinh dưỡng để đẻ nhánh.

- Có thể trộn ure với phân bón Neb-26 theo tỷ lệ khuyến cáo trên bao bì rồi mới trộn với kali để cây lúa ra rễ nhanh hơn, thúc đẩy lúa đẻ nhánh nhanh hơn.

- Với những giống/ruộng lúa ít bị ảnh hưởng do rét (rễ và lá vẫn có khả năng hồi phục và phát triển) thì khẩn trương phối trộn ure và kali theo tỷ lệ thích hợp với từng chân ruộng, giống lúa… để thúc cho lúa đẻ nhánh được thuận lợi. Đồng thời phun phân qua lá (2 - 3 lần) để kích thích cây ra lá đâm chồi nhanh hơn.

- Với những ruộng lúa gieo thẳng: Tiến hành tỉa dặm trước khi cây có 4 lá thật để tránh làm “cây chột” và đẻ nhánh thuận lợi hơn. Lượng phân bón thúc cho lúa đẻ nhánh nên chia làm 2 lần cách nhau 4 - 5 ngày để bón tránh làm ngộ độc cho cây vì cây còn non yếu.

- Nước tưới: Trong giai đoạn này cần giữ nước thường xuyên ở mức 2 - 3 cm để giúp phân bón dễ hòa tan, thẩm thấu, rễ lúa phát triển và hút dinh dưỡng được tốt hơn. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, bộ rễ, lá phát triển tương đối thì nên rút nước ở những chân ruộng có hệ giun sinh sống(đất giàu mùn, đất thịt nhẹ) từ 3 - 4 ngày, khi thấy mùn giun đùn lên thì lại cấp nước trở lại cho lúa. Việc làm này sẽ giúp lúa ra thêm đợt rễ mới nhanh hơn, đẻ nhánh tập trung hơn.

- Bảo vệ thực vật: Do rét đậm kéo dài liên tục nên hầu hết các loài sâu bệnh hại rất khó phát sinh và gây hại lúa ở thời điểm này. Vì vậy, nông dân không nên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh lúc này để không gây ngộ độc cho cây đồng thời, duy trì được nguồn thiên địch cho ruộng lúa hạn chế được sâu bệnh hại sau này.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm