| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc cây ăn quả mùa lạnh

Thứ Năm 29/12/2016 , 07:10 (GMT+7)

Miền Bắc Việt Nam khí hậu phân mùa rõ rệt. Mùa xuân ấm ẩm, mưa dầm, mùa hè, mùa thu nắng lắm, mưa nhiều, thậm chí còn nhiều bão gió; mùa đông rét và khô.

23-26-27_454545
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chứa đầy đủ đa, trung, vi lượng thích hợp cho chăm sóc cây ăn quả thời gian nghỉ đông
 

Các loại cây ăn quả miền Bắc thường ra hoa vào vụ xuân - hè và thu hoạch rải rác từ mùa thu. Do vậy, cây ăn quả khá đa dạng về giống và chủng loại, mỗi loại có chế độ chăm sóc khác nhau. Về tổng thể, có thể phân 2 nhóm: nhóm lá xanh quanh năm và nhóm rụng lá hàng năm.
 

Nhóm cây lá xanh quanh năm

Đây là những cây đa dụng, vừa ăn quả, vừa bóng mát vừa cảnh quan. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, cây xanh lấy năng lượng mặt trời tổng hợp thành chất hữu cơ tạo năng suất cây trồng.

Khi thiếu nắng hoặc thời tiết rét, khô, cây không quang hợp được nhưng vẫn phải hô hấp để duy trì sự sống nên tiêu tốn chất hữu cơ. Đây là lãng phí dinh dưỡng của nhóm cây lá xanh quanh năm.

Vì vậy, nhóm này thường có hiện tượng ra quả cách năm. Khắc phục hiện tượng trên, điều chỉnh ra hoa khá khó khăn, phần nhiều tác động bằng những yếu tố ngoại cảnh vào thời kỳ trước ra hoa. Nếu mùa đông khô rét nhiều, cây cằn cỗi thuận cho phân hóa mầm hoa.

Ngược lại, nếu mùa đông ấm, ẩm hoặc cây xanh tốt, tỷ lệ C/N thấp sẽ hạn chế hoặc kìm hãm ra hoa. Do vậy, ngoài yếu tố thời tiết thì việc chăm sóc các loại cây cũng khác nhau:

Nhóm cây ra quả đầu cành như nhãn, vải: Cành ra từ mùa thu năm trước là cành mẹ mang quả năm sau. Nếu cành khỏe và bánh tẻ thì vào mùa xuân tới, hoa sẽ nở trên đầu cành. Nếu mùa đông đã ra chồi lá thì mùa xuân không ra hoa. Do vậy mùa đông không được chăm sóc, bón phân cho nhãn, vải, tốt nhất để cây khô cằn.

Nhóm cây có múi: Việc điều chỉnh ra hoa dễ hơn, chủ yếu bằng điều tiết tỷ lệ C/N thông qua giải pháp “xiết nước”.

Nếu thu quả vào mùa thu thì ngay sau thu hoạch, sau việc làm cỏ (cắt tỉa cành tăm tơ, sâu bệnh…), sẽ cuốc rạch xung quanh tán cây, bón phân hữu cơ và phân đa yếu tố NPK Văn Điển (5:10:3); tùy tình hình sinh trưởng của cây mà bón lượng nhiều ít, lấp đất và tưới ẩm vừa để để cây hồi phục sau kỳ mang quả, vừa tạo sức cho cây ra hoa vụ tới.

Nếu cây xanh tốt quá, vào thời điểm khô hanh, nên cuốc đất phơi ải xung quanh tán cây, cách gốc cây 0.5m vừa diệt nấm bệnh, vừa làm đứt rễ tơ hạn chế hút dinh dưỡng. Ngoài ra, còn có thể dùng vọt tre vụt cho rách, rụng bớt lá để hạn chế sinh trưởng, tạo điều kiện cho phân hóa mầm hoa vụ xuân. Sau đó trộn, đảo phân đa yếu tố NPK Văn Điển (5:10:3) vào đất (lưu ý không được tưới).

23-26-27_img_0009
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chứa đầy đủ đa, trung, vi lượng thích hợp cho chăm sóc cây ăn quả thời gian nghỉ đông
 

Trong trường hợp thu quả muộn vào dịp Tết Nguyên đán: Trước thu hoạch 50 - 60 ngày nên bón thêm phân đa yếu tố NPK Văn Điển 12:12:17, kết hợp tưới nước để bổ sung dinh dưỡng nuôi quả. Ngay sau thu quả, bấm tỉa cành đã mang quả, cành tăm tơ, cành sâu bệnh rồi cuốc sâu theo tán cây, bón phân hữu cơ ủ mục với NPK 5:10:3 Văn Điển. Nếu đã gần tiết lập xuân, sau khi lấp đất kín phân cần tưới cho đủ ẩm đề sớm ra rễ mới.
 

Nhóm cây lá rụng hàng năm

Nhóm cây rụng lá hàng năm như: na, hồng, đào, mận… khi thời tiết khô, rét cây tự rụng lá để bảo toàn dinh dưỡng, sang xuân cây ra lá đến đâu, hoa ra đến đó. Những cây này, việc bón phân cơ bản trong năm gồm phân hữu cơ ủ mục và NPK 5:10:3 Văn Điển có thể bón ngay sau thu hoạch hoặc gần tiết lập xuân.

Nhìn chung, mùa đông, mùa “cây khô lá vàng”, mọi cây trồng đều ngừng hoặc hạn chế sinh trưởng nên việc bón phân cho cây ăn quả giai đoạn này có thể tiến hành trước hoặc sau thời kỳ khô rét tùy thuộc vào loại cây và thời điểm thu hoạch của mỗi cây.

Tuy nhiên, nhất thiết phải dùng phân hữu cơ ủ mục và phân bón đa yếu tố NPK 5:10:3 Văn Điển để cây trồng được cung cấp đầy đủ các chất NPK, chất mùn và các dinh dưỡng trung, vi lượng, giúp bộ rễ nhanh hồi phục và phát triển, bởi không chỉ mau hồi sức sau kỳ nuôi quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phân hóa mầm hoa vụ xuân và hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý đợt 1 vào lúc sau đậu quả khoảng 20 - 25 ngày.

+ Phân bón Văn Điển thuộc dạng phân đa yếu tố, ngoài các chất đa lượng là NPK trong phân bón Văn Điển còn rất giàu các chất trung, vi lượng như: silic, magie, canxi, lưu huỳnh, kẽm, đồng, bo, mangan, sắt… cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho mọi loại cây trồng, trong đó đặc biệt là nhóm cây ăn quả.

+ Do phương pháp chế biến bằng vật lí nhiệt, tuyệt đối không sử dụng hóa học nên phân bón Văn Điện được liệt vào dạng phân khoáng thiên nhiên, thân thiện môi trường, phù hợp với canh tác nông sản sạch và thích ứng với biến đổi khí hậu nên là lựa chọn hàng đầu cho các vùng cây ăn quả sản xuất hàng hóa quy mô lớn, vùng trái cây xuất khẩu.

+ Một ưu điểm của phân bón Văn Điển mà hầu hết các loại phân bón khác không có, đó là đặc tính nhả chậm. Do phân bón Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường dung dịch a xít yếu do dễ cây tiết ra nên cây dừng đến đâu hút đến đó, vụ này không hết vẫn để dành cho vụ sau mà không bị rửa trôi hay kim loại trong đất cố định. Vì vậy, phân bón Văn Điển đặc biệt phù hợp cho những vùng đấy nóng ấm, mưa nhiều, độ dốc cao.

 

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm