| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc lạc xuân bằng phân Văn Điển

Thứ Năm 09/03/2017 , 06:50 (GMT+7)

Lạc được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển sinh trưởng phát triển khỏe cân đối, bộ lá xanh sáng bản lá dày ngọn nở phân cành sớm cành mập ít sâu bệnh hoa nở tập trung tỷ lệ đậu quả cao...

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta lạc được trồng từ miền núi phía Bắc như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, các tỉnh đồng bằng như Bắc Ninh, Hà Nội đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ… lạc là cây thích hợp khí hậu nóng lượng mưa trung bình khoảng 450 - 500mm phân bố đều giữa các tháng.
 

Vai trò đa trung vi lượng với cây lạc

Lạc thích hợp trên đất cát pha hoặc thịt nhẹ pha cát thoát nước nhanh đất tơi xốp và có đủ lượng canxi cũng như hàm lượng hữu cơ vừa phải lạc thích hợp trên đất không chua pH từ 6 - 7 các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây lạc chủ yếu là: Lân, Kali, canxi, magie, molipđen, magan cùng một số chất vi lượng như bo, kẽm.

09-18-40_lc-xun
Phân bón NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ đa, trung, vi lượng thiết yếu cho cây lạc
 

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy đất trồng lạc ở nước ta có độ phì nhiêu thấp lượng chất hữu cơ nghèo < 1%, PH < 4,hàm lượng đạm tổng số, lân tổng số rất nghèo đặc biệt hàm lượng lân và kali dễ tiêu thiếu hụt rất nghiêm trọng chỉ từ 2 - 3mg/100g đất . Các chất trung vi lượng cũng ở mức độ nghèo kiệt như canxi, magie, molipđen, mangan, bo.

Từ lâu các nhà nông học đã xác định được vai trò của từng yếu tố dinh dưỡng đối với cây lạc: Yếu tố đạm (N), lạc cần đạm rất ít chủ yếu cây lấy đạm từ khí trời không qua vi khuẩn cố định đạm nốt sần bộ rễ một phần nhỏ được lấy đi từ đất từ phân hữu cơ hoặc từ phân vô cơ.

Việc bón phân có đạm cần phải được lựa chọn thận trọng theo hướng dẫn kỹ thuật của từng giống nếu bón quá đạm lạc sinh trưởng thân lá mạnh dễ nhiễm sâu bệnh gây hại ít củ năng suất thấp.

Đối với lân là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với cây lạc lân giúp cho bộ rễ cây lạc phát triển mạnh làm tiền đề cho phát triển nốt sần cố định đạm, giúp cho sự ra hoa và hình thành quả tạo năng suất chất lượng cao tùy theo mức độ lân trong đất để có ngưỡng sử dụng thường bón từ 40 - 60kg P2O5/ha.

Với yếu tố kali cũng rất cần thiết đối với cây lạc nó xúc tiến vận chuyển dinh dưỡng trong cây chuyển các hợp chất sau quang hợp về tích lũy vào hạt kali còn làm tăng tính chịu hạn chống đổ ngã khi thiếu kali làm cho mép lá bị hóa vàng, cháy xém trong điều kiện đất đai hiện nay liều lượng kali từ 30 - 40kg K2O/ha là hiệu quả.

Với yếu tố canxi (vôi) là yếu tố không thể thiếu đối với cây lạc vôi trung hòa độ chua trong đất nâng cao độ pH thích hợp cho cây lạc sinh trưởng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động xúc tiến quá trình ra hoa hình thành quả lạc, các nghiên cứu đều cho thấy vôi cần thiết ở hai thời kỳ, thời kỳ đầu để trung hòa khử chua pH đất thời kỳ sau khi cây lạc ra hoa vôi có tác dụng giúp cho đậu quả và đậu hạt ở phía bắc lượng vôi bón khoảng 400kg/ha còn ở các tỉnh phía nam vôi bón khoảng 500kg/ha là phù hợp.

Đối với magie có tác dụng tăng hiệu suất quang hợp của bộ lá, bón phân có magie cao cây lạc có bộ lá dầy, xanh, bóng thân và cành phát triển cân đối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành quả sau này.

Molipđen (Mo) và mangan (Mn) làm tăng hoạt tính của hệ vi khuẩn nốt sần tăng việc đồng hóa đạm khí trời cho cây lạc đất trồng lạc ở nước ta thiếu nghiêm trọng molipđen và mangan khi lạc được bón phân có chứa molipđen và mangan thì năng suất tăng 16% so với đối chứng (Bo) giúp cho quả hình thành sớm hạn chế nấm bệnh xâm nhập, hạn chế rụng hoa tặng tỷ lệ đậu quả, giảm quả lép, nâng cao tỷ lệ ba nhân trong quả góp phần tăng năng suất.
 

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển tốt cho cây lạc

Gần đây, nhiều địa phương như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam… tiếp cận phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển sử dụng cho cây lạc kết quả vượt trội.

09-18-40_trong-lc
 

Chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật chăm sóc cây lạc bằng phân bón Văn Điển: Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 4.12.7 Văn Điển chuyên dùng bón cho cây lạc có thành phần dinh dưỡng (N=4%; P2O5 = 12%, K2O = 7%; CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S =2% và các chát vi lượng: Bo, Mn, Mo… tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây lạc đạt trên 66%.

Cách sử dụng sau khi bừa đất nhỏ tơi nhặt sạch cỏ dại đảm bảo độ ẩm của đất khoảng 75% sau đó sử dụng 10 - 12 tấn phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh phối hợp với 600 - 650kg/ha ĐYT 4.12.7.

Trước khi trồng lạc 1 tuần sử dụng 300 - 350kg vôi bột rải đều trên đất để vệ sinh đồng ruộng sau đó lên luống để rạch hàng, nếu trồng 4 hàng dọc thì lên luống 1,3m kể cả rãnh, nếu trồng 2 hàng thì lên luống rộng 0,8m kể cả rãnh hàng cách hàng 20cm, đánh rạch sâu rải phân hữu cơ cùng với phân ĐYT NPK 4.12.7 xuống đáy rạch hàng sau đó vùi đất lấp kín phân từ 3-5cm và tra hạt lạc giống lên trên.

Khi trồng nếu đất quá khô thì sau khi bón phân phải tưới đất ẩm trước khi tra hạt giống. sau trồng khoảng 10 - 12 ngày tùy theo điều kiện thời tiết cây lạc có 2 - 3 lá thật tiến hành xới phá váng. Khi cây lạc có 7 - 8 lá thật (trước khi ra hoa) tiến hành xới lần 2 sát gốc cách 5 - 6cm không vun gốc khi cây lạc ra hoa rộ thì xới lần 3 trước khi hoa rộ 7 - 10 ngày để tia củ đâm xuống đất thuận lợi. sau khi tắt hoa 5 - 7 ngày bón từ 250 - 300kg vôi bột vào sát gốc lạc.

Lạc được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển sinh trưởng phát triển khỏe cân đối, bộ lá xanh sáng bản lá dày ngọn nở phân cành sớm cành mập ít sâu bệnh hoa nở tập trung tỷ lệ đậu quả cao, quả đồng đều tỷ lệ quả một hạt rất ít vỏ mỏng hạt căng màu vỏ sáng năng suất cao vượt trội hơn các loại phân khác từ 15-18%.

+ Hiện nay, canh tác lạc còn nhiều hạn chế nhất là việc sử dụng phân bón. Bà con nông dân ở hầu hết các địa phương quen sử dụng phân đơn nhiều nơi lạm dụng phân đạm.

Một số loại phân hỗn hợp NPK thông thường những loại này hầu hết thiếu hoặc không có các chất trung lượng quan trọng cho cây lạc như: Canxi, magie, molipđen, mangan, Bo đã làm cho cây lạc phát triển yếu mất cân đối giữa thân và lá khả năng phân cành kém, màu lá xanh đen mỏng khả năng quang hợp ánh sáng kém sâu bệnh nhiễm nặng, phải sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường đất, năng suất chất lượng lạc giảm sút.

+ Phân bón NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ tất cả các yếu tố dinh dưỡng, đa lượng, trung lượng vi lượng thỏa mãn nhu cầu suốt cả vụ cho cây lạc đồng thời còn giảm độ chua cho đất cân bằng lại độ dinh dưỡng làm cho đất trồng lạc ngày càng mầu mỡ.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất