| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc lúa để chồi khỏe, đòng to

Thứ Sáu 28/12/2012 , 10:43 (GMT+7)

Mong muốn bông lúa to, hạt chắc, năng suất cao là mục tiêu, mơ ước của tất cả người nông dân.

(Diễn giả: PGS.TS Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ThS Phan Văn Tâm, Cty CP Phân bón Bình Điền)

Mong muốn bông lúa to, hạt chắc, năng suất cao là mục tiêu, mơ ước của tất cả người nông dân. Để đạt được điều đó thì vấn đề tiên quyết là tạo ra được chồi khỏe, đòng to - điều bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Việc giúp cây sinh trưởng tốt đòi hỏi thực hiện một loạt các giải pháp một cách đồng bộ và hoàn chỉnh.

Trước lúc gieo sạ

Trước khi tiến hành gieo trồng vụ mới, nông dân cần phải cày ải, phơi đất cũng như loại bỏ các loại cỏ dại và làm bằng phẳng mặt ruộng. Ngoài ra, bón lót cũng là yếu tố không thể thiếu. Trên những vùng đất bị nhiễm phèn, cần phải sử dụng vôi để ém phèn, không được để xảy ra hiện tượng xì phèn. Sau khi nảy mầm, rễ tiếp xúc với lân sẽ làm rễ phát triển nhanh, mạnh qua đó thúc đẩy quá trình hút dưỡng chất, giúp cây sinh trưởng nhanh trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, không nên sử dụng phân đạm để bón lót, vì đây là loại phân dễ thất thoát do bay hơi và rửa trôi, sử dụng đạm vào thời điểm này chỉ làm lãng phí. Sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm vi sinh Trichoderma cũng là cách làm được nhiều nông dân áp dụng đem lại hiệu quả.

Giống là một trong bốn yếu tố tối quan trọng với người trồng lúa theo như câu nói dân gian “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Khả năng, thời gian sinh trưởng, phát triển, nhu cầu phân bón, chất lượng gạo, năng suất đều là các thành tố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giống. Việc đầu tiên và tối cần thiết là phải sử dụng giống có chất lượng cao, khả năng nảy mầm phải đạt trên 90%.

Với những hộ tự để giống phải đảm bảo giống được bảo quản tốt, không bị ẩm mốc, mối mọt. Lúa để làm giống nên là lúa thu hoạch của vụ ĐX, vì đây là thời điểm thời tiết thuận lợi cho cây phát triển tốt nhất so với các vụ khác, hạt sẽ chắc khỏe, khả năng nảy mầm tốt. Lúa giống do nông dân tự để thường không đạt được các điều kiện để có thể lưu trữ lâu dài, nên chỉ tốt nhất là dùng giống trong vòng 1 năm từ ngày trữ.

Ngoài ra, để đảm bảo hơn, người dân có thể sử dụng giống cấp xác nhận của địa phương hoặc các công ty giống có uy tín trên địa bàn, tuyệt đối không được sử dụng giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trước khi sạ cần ngâm hạt với acid nitric loãng trong 24 - 36 giờ để phá trạng thái ngủ, giúp hạt nảy mầm nhanh và đều.

Theo như khuyến cáo của các nhà khoa học, với hiện trạng của ĐBSCL hiện nay, lượng giống sạ cho 1 ha vào khoảng 100 - 120 kg; đây là mức tối ưu để cây con có thể sinh trưởng tốt, không bị cạnh tranh dinh dưỡng lẫn nhau. Do thói quen từ trước và lo lắng về việc tỷ lệ nảy mầm thấp nên nhiều nông dân sạ lên đến 150 kg/ha.

Điều này không những không làm tăng năng suất mà còn phản tác dụng, vì khi sạ với mật độ quá dày sẽ dẫn đến hiện tượng lượng phân bón không cung cấp đủ cho số lượng cây lớn, cây lúa cạnh tranh trực tiếp với nhau. Kết quả là dinh dưỡng cần cung cấp cho các cây mạnh khỏe để tạo chồi to bị các cây yếu hơn hút bớt.

Một hiện tượng khác cũng xảy ra là khoảng cách giữa các cây quá thấp, làm cây không tiếp nhận đủ ánh sáng mặt trời, dẫn đến việc cây phát triển về chiều cao chứ không làm thân chắc khỏe, như thế, toàn đồng ruộng các cây sẽ “lẹt đẹt” như nhau, mục tiêu tạo ra chồi khoe, đòng to sẽ khó đạt được.

Sau khi gieo sạ

Sau khi gieo sạ 7 - 10 ngày là thời điểm đẻ nhánh, cây lúa đã sử dụng hết lượng dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên cần phải hấp thu từ môi trường bên ngoài mới có thể sinh trưởng được, nông dân cần phải bón thúc đợt 1 cho cây lúa. Đợt này, vì cây còn non, chưa cần nhiều đạm; lượng phân đạm là 30%, lân là 50% tổng lượng phân.

Đợt bón thúc thứ 2 vào khoảng 18 - 20 ngày sau khi sạ, đây là giai đoạn đẻ nhánh của cây, cần bổ sung 40% lượng đạm và lượng lân còn lại. Giai đoạn này rất quan trọng, người dân cần bón sớm và dứt điểm và kết hợp với việc cắt nước vào ngày 30, nhằm mục đích ức chế phát triển chồi vô hiệu. Khi khô hạn, theo ưu thế ngọn, dinh dưỡng sẽ được dồn để nuôi các chồi hữu hiệu phía trên, chồi vô hiệu sẽ khô héo và dần chết đi.

Giai đoạn đón đòng thường là không cụ thể vì phụ thuộc vào giống lúa cũng như tình trạng sinh trưởng, thường vào khoảng 40 ngày sau khi sạ. Có 2 chỉ tiêu để xác định thời điểm này là lá lúa chuyển từ màu xanh sang màu vàng chanh và tim đèn đã lú ra khoảng 2 - 3 mm. Nông dân sẽ cung cấp lượng phân bón tùy vào màu sắc của lá. Lượng phân trên 1 ha với lá màu vàng chanh là 50 kg đạm, 50 kg kali; màu vàng nhạt là 20 - 30 kg đạm, 50 kg kali; màu xanh đậm là 50 kg kali.

Khi phối trộn phân đơn, nông dân cần lưu ý bổ sung thêm các trung vi lượng như canxi, magie, silic, bo cho cây. Bên cạnh đó, phương pháp tối ưu hơn là sử dụng các loại phân phối trộn chuyên dùng cho lúa như Đầu Trâu Agrotain Lúa 1, Agrotain Lúa 2; đây là loại phân chuyên dùng của Bình Điền cho lúa mang lại hiệu quả cao, được nông dân tin dùng.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất