| Hotline: 0983.970.780

'Chẩn bệnh' hồ đập trước mùa mưa bão: Từ điểm nhìn Sơn La

Thứ Tư 28/06/2017 , 13:35 (GMT+7)

Mùa mưa bão năm 2017 đã rất gần. An toàn hồ đập, nhất là những hồ đập quá "già yếu, lão hóa" là nỗi lo lớn của ngành thủy lợi các địa phương. 

"Khám sức khỏe" cho hệ thống hồ đập, từ đó "bốc thuốc" chữa trị cho các hồ đập mất an toàn cần làm ngay từ bây giờ, kẻo quá muộn... 

09-10-14_nh_1
Nhiều người dân vẫn đang sinh sống ngay trên lòng hồ

Theo đánh giá, hiện các hồ đập ở tỉnh này cơ bản đảm bảo an toàn trong vận hành. Tuy nhiên, một số công trình xây dựng từ những năm 70, đã đến tuổi “nghỉ hưu” và nhất là tình trạng vi phạm hành lang an toàn hồ đập đang diễn ra phổ biến.
 

Cơ bản đảm bảo an toàn...

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Sơn La, hiện trên địa bàn tỉnh có 3.070 công trình thủy lợi, gồm 105 hồ chứa, 956 đập xây, 218 phai rọ thép, 1.789 phai tạm, 2.960,4km kênh. Trong đó, 1.285,2km kênh kiên cố và 83,1km đường ống. Các hồ đập ở Sơn La hầu hết là công trình nhỏ, diện tích phục vụ ít (mỗi hồ phục vụ nước tưới cho 1 - 2 bản).

Các hồ chứa đều xây dựng đã lâu, chưa kiên cố đồng bộ. Qua quá trình vận hành sử dụng, chịu tác động của thiên tai, trong khi công tác khắc phục, sửa chữa mang tính chắp vá, do nguồn vốn của tỉnh hạn hẹp dẫn đến nhiều công trình xuống cấp.

Một số hồ đã bị hư hỏng hoàn toàn không còn khả năng tích nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, dân sinh, kinh tế. Hơn thế, do rừng đầu nguồn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung cấp nước thiếu hụt, việc điều tiết nước gặp rất nhiều khó khăn. Riêng mùa mưa lũ năm 2016 đã cuốn trôi, làm hư hỏng 74 công trình thủy lợi.

09-10-14_nh_3
Nhiều hộ dân đổ đất, cơi nới để xây dựng các công trình ở hồ Tiền Phong
Ông Lê Xuân Hùng, Trưởng phòng Quản lý công trình (Chi cục Thủy lợi Sơn La) cho biết: “Sơn La có 10 hồ đập dung tích chứa trên 5 triệu m3, còn lại là các hồ đập nhỏ. Trước mùa mưa bão năm 2017, Sở NN-PTNT đã xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng để đối phó với sự mất an toàn hồ đập. Trong đó, nêu rõ UBND các huyện, TP kiện toàn Ban chỉ huy PCLB-TKCN các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo đủ năng lực điều hành phòng chống lụt bão. Các chủ quản lý hồ chứa xây dựng phương án, có kế hoạch dự trữ vật tư, vật liệu...".

Việc vi phạm Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi diễn ra tương đối phổ biến, tình trạng lấn chiếm lòng hồ, hành lang an toàn bảo vệ công trình, đào ao thả cá sau đập đất, đục phá bờ kênh mương gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi. Việc lắp đặt các thiết bị quan trắc ở các hồ thủy lợi lớn chưa làm được. Chưa bổ sung, cắm mốc giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa.
 

...Nhưng vẫn lo ngay ngáy

Để minh chứng nguy cơ mất an toàn, cũng như tình trạng vi phạm hành lang an toàn hồ đập ở Sơn La, chúng tôi đi thực tế 2 công trình là hồ Noong Đúc và hồ Tiền Phong.

Hồ thủy lợi Noong Đúc, thuộc phường Chiềng Sinh cách TP Sơn La khoảng 8km, xây dựng năm 2011, đưa vào sử dụng 2012, dung tích chứa trên 101 nghìn m3 nước.

Năm 2016, Sở NN-PTNT Sơn La kiểm tra, phát hiện đập đầu mối công trình bị thấm nước. Tại thời điểm kiểm tra, mái hạ lưu đập đất bị thấm bão hòa nước, nước thấm trên toàn bộ chiều dài mái hạ lưu đập đất, cao trình đỉnh vùng thấm nằm trên đỉnh cơ hạ lưu khoảng 1,7m. Với tình trang này, mái hạ lưu đập đất đã và sẽ bị bão hòa nước gây sạt, trượt, dẫn đến vỡ đập nếu không xử lý kịp thời.

Theo quan sát của chúng tôi, hiện hồ vẫn chưa lát đá, đổ bê tông, phía dưới hạ nguồn khu dân cư đang sinh sống là đê đất. Xung quanh hồ có nhiều điểm sạt lở, dẫn đến bồi đắp lòng hồ. Hiện tại, hồ Noong Đúc không được tích nước. Mùa mưa bão năm 2017 đã đến, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây mất an toàn cho công trình.

09-10-14_nh_2
Hồ Noong Đúc hư hỏng nặng, không được tích nước

Vì hồ chỉ có tràn tự do đặt ở cao trình 802.50 và cống lấy nước đặt ở cao trình 796.40, với cống là ống thép D200mm thì khả năng xả là không đáng kể. Trong mùa mưa bão chiều cao cột nước trong hồ sẽ liên tục đạt cao trình đỉnh tràn (chiều cao cột nước trong hồ là 14,5m), mà toàn bộ thân đập bị thấm và bão hòa nước như hiện tại, thì nguy cơ vỡ đập là khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Cty TNHH MTV Quản lý, khai thác CTTL Sơn La đánh giá: “Nếu vỡ đập, sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của 250 hộ dân vùng hạ du hồ, trong đó có 66 hộ thuộc diện di dân tái định cư lòng hồ thủy điện Sơn La. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế cả vùng. Do hồ không đảm bảo tích nước, nên tháng 11 năm ngoái chúng tôi cho xả hết nước. Bởi vậy, nhiều diện tích trồng lúa của người dân không thể canh tác. Nếu khắc phục hồ cần 6 - 7 tỷ đồng”.

“Hiện chúng tôi quản lý 104 hồ. Đa số hồ đập ở Sơn La là đập đất, đến thời điểm này, cơ bản hoạt động ổn định. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan vì mưa bão những năm gần đây rất bất thường”, ông Nguyễn Xuân Trường - Giám đốc Cty TNHH MTV Quản lý, khai thác CTTL Sơn La.

Khác hồ Noong Đúc, đối với hồ Tiền Phong nằm trên địa bàn xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, là một trong những hồ có dung tích nước lớn của tỉnh Sơn La, tình trạng lấn chiếm, vi phạm an toàn hồ diễn ra đáng báo động. Hồ xây dựng năm 1976, dung tích chứa 3 triệu m3, tưới cho 80ha ruộng 2 vụ.

Ngoài ra, tưới ẩm cây nông nghiệp, công nghiệp 100ha, cấp nước nuôi trồng thủy sản 15ha, cấp nước sinh hoạt 107 hộ dân. Mực nước hồ đang ở cao trình, dưới mức nước dâng bình thường 1,25m, dung tích hữu ích 2 triệu m3.

Theo quan sát, hồ bị người dân tận dụng cơi nới để trồng cây ăn quả, đổ đất đá xây dựng các công trình, thậm chí xây dựng khu chăn nuôi gia cầm quanh hồ. “Ý thức của người dân rất kém, cho dù tuyên truyền bao nhiêu nhưng tình trạng lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn hồ đập vẫn diễn ra như cơm bữa. Trước khi bàn giao hồ cho chúng tôi, đã có 107 hộ dân vi phạm hành lang an toàn hồ đập”, ông Trường cho biết.

09-10-14_nh_4
Người dân vừa làm nhà, vừa chăn nuôi trên lòng hồ

Là người trực tiếp quản lý, khai thác hồ, ông Lò Đức Hương, Trưởng chi nhánh Cty Quản lý, khai thác CTTL Sơn La, tại Mai Sơn chia sẻ: “Theo chúng tôi biết, trước kia có hàng trăm hộ dân vi phạm, bây giờ vẫn còn 49 hộ. Mùa nước cạn, người dân đổ đất lấn chiếm, xây dựng các công trình, làm vườn tược... Chúng tôi phối hợp với UBND huyện, xã lập biên bản, nhưng vẫn không xử lý được. Khó khăn lớn nhất hiện nay là xác định ranh giới an toàn, giữa các hộ dân và hành lang an toàn của hồ”.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm