| Hotline: 0983.970.780

Chặn đứng bệnh rụng lá cao su

Thứ Năm 23/12/2010 , 14:10 (GMT+7)

Gần 1/3 diện tích cao su khai thác bị nhiễm bệnh rụng lá do nấm Corynespora ở các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Tân Uyên… (Bình Dương) đã hết bệnh...

Gần 1/3 diện tích cao su khai thác bị nhiễm bệnh rụng lá do nấm Corynespora ở các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Tân Uyên… (Bình Dương) đã hết bệnh, sản lượng mủ đang tăng dần và ổn định. 

Như NNVN đã thông tin, từ đầu năm 2010, hàng trăm hecta cao su đang kỳ khai thác của các nhà vườn tiểu điền cũng như DN đại điền ở Bình Dương xảy ra tình trạng rụng lá, khiến năng suất và chất lượng mủ giảm mạnh. Theo kết quả phân tích của Trung tâm Lai Khê, Bến Cát (thuộc Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam), thì đây là bệnh rụng lá do nấm Corynespora gây ra. Loại bệnh này lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết độ ẩm, nhiệt độ cao và rất nguy hiểm cho cây. Nếu không điều trị kịp thời, nấm sẽ tấn công lên chồi non, cây không ra lá, dẫn đến phải nhổ bỏ để trồng mới hàng loạt. Vào thời điểm giá mủ cao su đang ở mức cao (18.000 đồng/kg mủ nước), nhưng nhiều vườn cao su phải “úp máng” do dịch bệnh hoành hành.

Để đối phó với dịch bệnh, người dân trồng cao su đã áp dụng chế độ phun xịt và sử dụng đúng các loại thuốc diệt bệnh do Chi cục BVTV tỉnh khuyến cáo sử dụng. Qua một thời gian, dịch bệnh rụng lá có dấu hiệu thuyên giảm, cây cao su bắt đầu hồi phục và cho sản lượng mủ tăng nhanh. Chị Nguyễn Thị Nguyên (thị trấn Phước Vĩnh, Phú Giáo) cho biết: “Gia đình tôi có 7 hecta cao su bị nhiễm bệnh rụng lá, hầu như không thể khai thác mủ. Nhưng qua 6 tháng cho cây nghỉ và áp dụng các biện pháp dưỡng cây và sử dụng thuốc điều trị, vườn cây nhà tôi đã khỏi bệnh, bắt đầu cho cạo mủ trở lại. Tuy nhiên sản lượng mủ chưa thể phục hồi như mấy năm trước”.

Nhiều hộ trồng cao su bắt đầu tiến hành khai thác mủ để bù đắp lại những thiệt hại do chi phí và công sức chữa bệnh cho cây cao su trong thời gian vừa qua. Hiện giá mủ cao su đang ở mức cao, nên nông dân phần nào được bù đắp thiệt hại, yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, theo Chi cục BVTV Bình Dương, các hộ trồng cao su cần phải tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng trừ như: bón phân, tăng sức đề kháng cho cây, thực hiện chế độ cạo hợp lý… để tránh trường hợp bệnh rụng lá tái phát.

Ông Nguyễn Phong Huy – Trưởng phòng BVTV, Chi cục BVTV Bình Dương cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn hơn 4.000 hecta cao su bị nhiễm bệnh rụng lá do nấm Corynespora, giảm 1/3 so với thời điểm đầu mùa dịch. Chi cục đã hỗ trợ nông dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh, khôi phục lại các vườn cao su bằng các biện pháp phun, xịt. Hướng dẫn người dân luân phiên nhau sử dụng 5 - 6 loại thuốc đặc trị bệnh rụng lá do Chi cục BVTV khuyến cáo sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc. Ông Huy cũng cho biết thêm, hiện nhiều vườn cao su đã hồi phục nhưng nông dân cũng cần cho cây nghỉ dưỡng một thời gian, không nên vì giá mủ cao su đang tăng cao mà khai thác cạn kiệt.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm