| Hotline: 0983.970.780

Chân gà, vị thuốc hay

Thứ Sáu 24/06/2011 , 13:51 (GMT+7)

Toàn chân gà hoặc từng phần riêng lẻ như da, gân, xương đều là những vị thuốc thông thường trong kho tàng y học dân gian.

Theo kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền đều cho rằng, ngoài các bộ phận khác của con gà có công hiệu trị bệnh, chân gà cũng là một vị thuốc hay. Người ta có thể sử dụng chân gà thông thường hay chân gà đen (gà ác), đặc biệt là loại chân gà rừng (Gallus gallus jabouillei Delacour et Kinnear) thuộc họ trĩ (Phasianidae) thì việc trị liệu càng tuyệt.

Tuy nhiên, cần lưu ý là lớp da bao bọc chân gà có hàm lượng chất béo cao, nếu dùng lâu dài có thể làm tăng lượng lipid máu ở những người cholesterol cao. Để tránh tình trạng tăng lipid, người xưa có kinh nghiệm là nên lột lớp da bên ngoài. Song Đông y còn dựa theo đặc tính của gà: Gáy vào lúc sáng sớm, là thời điểm thiếu dương, liên quan đến phong mộc và cho rằng ăn thịt gà dễ làm động phong, khiến phong khí trong cơ thể bị xáo trộn gây các chứng đau nhức (phong thấp), huyết áp cao (phong hỏa) hoặc ngứa (phong ngứa)…

Nhưng người xưa cũng đưa ra cách khắc phục là ăn thịt gà với lá chanh. Câu ca dao “Con gà cục tác lá chanh” chính là kinh nghiệm quý báu của người xưa để lại. Theo phương Đông, con gà thuộc hành mộc, lá chanh có vị cay, hành kim. Theo ngũ hành tương khắc thì kim khắc mộc, do đó muốn ăn thịt gà (mộc) mà không làm “động phong” thì ăn với lá chanh (kim) để kim khắc mộc.

Mặt khác phần xương bên trong của xương chân gà sẽ sản sinh chất có tên gọi là hydroxyapatite, làm chắc khỏe các lớp xương bên ngoài. Ngày tết, kiếm một ít chân gà (thường rất rẻ vì người ta ít khi dùng đến) cho vào nồi cùng với một ít vỏ quýt khô (trần bì, khoảng 4g), lá chanh, hầm nhừ ăn dần, vừa tận hưởng được hương vị bùi béo, dẻo dai của chân gà, vừa bổ dưỡng mà không sợ “can phong quấy động” gây huyết áp cao. Tuy nhiên toàn chân gà hoặc từng phần riêng lẻ như da, gân, xương đều là những vị thuốc thông thường trong kho tàng y học dân gian.

Dưới đây xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ chân gà cùng tham khảo và có thể áp dụng mỗi khi cần.

* Chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững: Dùng da chân gà: Theo sách thuốc cổ, phần này được nấu thành cao, uống với nước sắc vỏ ngũ gia bì và thạch xương bồ với liều 8g mỗi ngày rất hiệu quả.

* Chữa trẻ em mắc chứng da xanh bủng, chậm biết đi, chậm mọc răng: Theo kinh nghiệm dân gian, lấy da chân gà ninh nhừ với tôm tươi (để cả vỏ), lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày sẽ hiệu nghiệm.

* Làm thuốc để cầm máu: Lấy da chân gà đem đốt thành than tán thành bột, rắc lên vết thương. Hoặc phối hợp da chân gà với da trâu đốt thành than tán bột rắc lên vết thương sẽ cầm máu ngay.

* Chữa hư nhược, kém ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, sinh lý yếu, bạch đới, băng huyết, kiết lỵ, mồ hôi trộm: Từ lâu, xương chân gà ác đã được coi là vị thuốc quý của một số nước phương Đông. Phối hợp với những vị thuốc nguồn gốc thực vật, xương chân gà ác được nấu thành cao, gọi là “tinh gà đen” dùng rất tốt cho những chứng bệnh trên.

* Chữa gân xương đau mỏi, chân tay run rẩy: Chân gà (nhất là gà trống) 1kg, để nguyên cả lớp da vảy bên ngoài và móng, chặt nhỏ, nấu với nước ngập chừng 10cm sôi liên tục trong 12 giờ. Cạn nước thì thêm nước sôi vào, luôn giữ cho nước ngập xương. Rút nước chiết lần thứ nhất. Tiếp tục thêm nước sôi và đun mỗi lần 4 – 6 giờ để được nước chiết thứ hai và thứ ba. Hợp các nước chiết lại rồi cô thành cao mềm. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước ấm.

* Chữa vết thương chảy máu: Chân gà đốt thành than, tán bột, rắc, máu sẽ cầm ngay. Sở dĩ như vậy là do canxi trong chân gà cùng với canxi có sẵn trong máu làm tăng nhanh quá trình đông máu. Keratin và gelatin trong chân gà cũng có tác dụng cầm máu. Hơn nữa, bột than chân gà khi rắc lên vết thương làm cho máu được tiếp xúc với một bề mặt khô và nháp nên làm vỡ nhanh các tiểu cầu làm cho máu chóng đông và cầm lại ngay.

* Chữa ngộ độc, nhất là ngộ độc hạt quả nhãn rừng: Chân gà rừng 1 cái, phết kín bằng một lớp mẻ rồi đốt thành than, tán bột. Đồng thời, lấy rễ cây phèn đen 20g và rễ mía dò 20g, rửa sạch thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống bột chân gà với nước sắc dược liệu hai lần trong ngày.

* Món ăn đặc biệt gân chân gà: Đó là một món ăn lạ (kỳ trân) và được liệt vào 8 món ăn quý (bát trân) dành riêng cho vua chúa và giới thượng lưu, thường có mặt trong các bữa đại tiệc. Gân chân gà, tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Dược liệu được dùng phổ biến dưới dạng thức ăn - vị thuốc, thường nấu nhừ với các vị thuốc bổ nguồn gốc thực vật, rồi ăn nóng. Có thể đem gân phơi khô để khi cần thiết mới dùng.

Người ta thu hoạch gân chân gà bằng cách cho chó đuổi gà đến khi gà đuối sức, gục ngã thì cắt lấy chân, lột da lấy những sợi gân căng mọng. Tác dụng bổ dưỡng của gân chân gà được giải thích như sau: khi gà bị đuổi, gắng sức chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân mà gân lại là nơi tích tụ nguồn sinh lực ấy. Lấy ngay chân khi gà vừa ngã tức là thu trọn phần lực của nó. Có người cho rằng, giá trị bổ dưỡng của gân chân gà cao hơn nhiều thang thuốc bổ khác và tác dụng mạnh sinh lực, cường gân cốt có thể sánh ngang với cao hổ cốt, nhất là khi được phối hợp với các vị thuốc bắc.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm