| Hotline: 0983.970.780

Chạnh lòng tết xa

Thứ Ba 10/02/2015 , 09:36 (GMT+7)

Với những công nhân xa quê, làm việc trong các khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn TP.HCM không phải ai cũng có điều kiện để về quê ăn tết…

Mỗi mùa xuân về thêm một lần “dối” mẹ

Dạo quanh các khu nhà trọ có đông công nhân tại quận 7, quận 9 và quận Thủ Đức… trong những ngày này, chuyện về quê ăn tết được công nhân nhắc đến nhiều nhất.

Bên cạnh một số công nhân tỏ ra mừng rỡ khi đã mua được vé tàu, xe để về quê ăn tết thì cũng có một bộ phận không ít công nhân tính chuyện ở lại TP.

Năm nay đón tết xa nhà, hơn chục công nhân xóm trọ ngã tư đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) cứ tối đến lại ôm đàn ghita ngồi trước cửa ngâm nga: “Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi, về chưa con sao vẫn thấy chưa về, con lại phải thêm một lần nói dối, chờ sang năm con hứa sẽ về quê. Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới, chắc là con không biết có xuân sang, mười một mùa xuân miệt mài đất khách, con dối đi dối lại biết bao lần”.

Hầu hết những nam nữ công nhân trong xóm trọ này xuất thân từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung như: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Năm nay, do không có tiền mua vé tàu xe về nhà nên tết này họ đành ở lại đón xuân nơi đất khách quê người. Một số anh chị cũng tranh thủ dịp này tăng ca hoặc buôn bán kiếm thêm.

Bên cửa sổ của dãy phòng trọ, chị Võ Thị Oanh Diễm (25 tuổi, Quỳnh Châu, Quỳnh Lưu, Nghệ An) - công nhân công ty KCN, KCX Tân Thuận đang ngồi đóng gói một thùng bánh kẹo, mứt tết gửi về quê. Năm nay đã là năm thứ 3 liên tiếp chị phải đón tết xa nhà.

Rời miền đất Nghệ An vào Sài thành với mong muốn tìm được một việc làm có mức lương kha khá. Suốt hơn 5 năm qua, cô gái xứ Nghệ vẫn miệt mài làm việc nơi đất khách, dành dụm ít tiền lương để gửi về quê cho cha, mẹ nuôi mấy em. Đã ba năm nay, Diễm chưa được đón tết cùng gia đình. Ba cái tết trôi qua cũng là ba lần Diễm cố nén nỗi buồn tết tha phương, xuân lạc xứ để tiếp tục công việc trong năm mới.

Tết năm nay Diễm sẽ đi bán bong bóng thời vụ tại công viên nước Đầm Sen kiếm thêm chút thu nhập để qua tết gửi về quê cho các em ăn học. “Nghĩ tới tết là em lại thấy buồn nhưng biết làm sao được. Năm nay công ty cho nghỉ tết được 9 ngày, chen chúc trên xe ra rồi vào lại đã mất hết 2 ngày đường, lại còn tiền tàu xe nữa.

Chỉ nghĩ đến tiền tàu xe đi về không thôi cũng đã ngốn hết nửa tháng lương là em đành chấp nhận ở lại. Buồn một chút mà phụ được cha mẹ và lo cho các em được đi học thì em cũng chịu đựng được…”, Diễm tâm sự.

Còn đối với gia đình anh Võ Văn Kình (33 tuổi, Hải Ba, Hải Lăng, Quảng Trị ), công nhân Cty Pou Yuen (quận Bình Tân - TP.HCM) thì đây là cái tết thứ 6 liên tiếp gia đình anh không về quê.

Nhắc đến chuyện về quê, giọng anh Kình buồn hẳn đi: “Năm nào cũng vậy, cứ gần tới tết mẹ tôi lại hỏi năm nay có đưa được gia đình về với bố mẹ không? Tôi lại hứa hẹn sang năm tới, giờ đã 6 cái tết trôi qua mà chưa biết khi nào sẽ về quê gặp mặt ông bà. Tết nhìn người ta nô nức kéo nhau về mà mình buồn quá” - anh Kình nghẹn ngào.

11-12-49_2
Tết đến, anh Kình chỉ dám sắm cho mình một chiếc ví mới trị giá 50.000 đồng

Hai vợ chồng đều chung cảnh công nhân trong công ty, tiền lương mỗi tháng cả hai được 9 triệu đồng nhưng phải lo tiền trọ, ăn uống, học phí cho 2 đứa con nên vẫn thiếu trước, hụt sau.

Tất bật mưu sinh ba ngày tết

Hơn nửa tháng nay, hai chị em ruột Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Thị Hạnh đều là công nhân Cty May mặc Phát Đạt (quận Tân Bình) hùn vốn lại với nhau lấy hàng quần áo với giày dép giá rẻ tại một đầu mối quen để bán lại cho công nhân ở Khu công nghiệp Tân Bình.

Cứ sau giờ làm việc ca ngày, hai chị lại về phòng trọ chở quần áo, giày dép cùng một tấm bạt nhỏ ra trải ở một góc gần đường Cộng Hòa để bán cho công nhân.

“Năm nay công ty làm ăn khó khăn, thưởng tết cũng ít hơn năm ngoái. Tụi em bàn bạc mãi, cuối cùng nghĩ ra cách hùn vốn lại buôn bán kiếm thêm chút tiền. Công việc này không nặng nhọc, chủ yếu mình phải biết chọn hàng cho thật chất lượng nhưng giá phải thật mềm.

Túi tiền của công nhân có hạn, tụi em cũng là công nhân nên tụi em biết, mua một món quà có thể nhịn ăn sáng cả tuần, nhưng cảm giác về quê mà có quà cho mọi người là hạnh phúc lắm” - chị Hạnh vừa đếm lại những đồng tiền bán được trong buổi tối vừa chia sẻ.

“Buồn nhất là lúc đêm 30, các gia đình kéo nhau đi ăn uống liên hoan bữa cuối năm rồi đổ ra đường xem bắn pháo hoa, lúc ấy trong quán chỉ còn lại toàn là các anh em công nhân ở lại làm thêm.
Chúng tôi được chủ quán cho nghỉ sớm rồi phát lì xì, nhận lì xì xong anh em lại tranh thủ về phòng trọ, bày biện mâm trái cây lên cúng đêm giao thừa rồi đi ngủ, lấy sức mai mùng 1 đi làm phục vụ tiếp. Tết với chúng tôi chỉ như thế thôi!”, anh Tuấn ngậm ngùi.

Cùng chung cảnh ở lại Sài Gòn ăn tết xa quê, anh Nguyễn Văn Tuấn (26 tuổi, xã Vân Du, huyện Ân Thi- Hưng Yên) công nhân da giày trong KCN Tân Bình cũng chọn đi làm thêm thời vụ trong dịp tết để có thêm thu nhập.

Anh Tuấn cho biết: Quê anh ở tận Hưng Yên, nếu tính tiền xe đi về quê cả ra lẫn vào cũng phải mất hơn 3 triệu đồng. “Mình đi làm cả năm trời mà tết mang về chỉ được vài triệu đồng, tiêu không dám tiêu, mua không dám mua nên không dám về quê. Số tiền ít ỏi ấy, thôi để dành gửi hết biếu cho bố mẹ, như vậy ý nghĩa hơn với đồng tiền mình vất vả làm ra”.

Đã 3 cái tết trôi qua anh Tuấn đành phải ở lại ăn tết xa nhà. “Mang tiếng là ở lại ăn tết ở Sài Gòn nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 26 âm lịch, công ty cho công nhân nghỉ về quê thì tôi lại tìm đến các nhà hàng để xin làm phục vụ bàn”.

Mấy ngày giáp và trong tết, các nhà hàng thường thiếu nhân viên phục vụ nên họ thông báo tuyển làm thời vụ ngắn ngày và trả lương cao gấp 2,5 lần ngày thường.

“Năm ngoái, tôi làm phục vụ ở quán Làng nướng Nam Bộ trên đường Cách Mạng Tháng 8, mỗi đêm chủ quán trả cho 250 ngàn đồng cùng với tiền lì xì của khách cũng được vài trăm ngàn. Tính sơ sơ cả đợt nghỉ Tết tôi cũng kiếm được dăm ba triệu đồng, coi như an ủi phần nào nỗi buồn đón tết nơi xa”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm