| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 06/06/2017 , 06:20 (GMT+7)

06:20 - 06/06/2017

Chặt hạ 1.000 cây xanh, Hà Nội 'hỏi dân', muộn còn hơn không!

Việc chặt hạ, di chuyển số cây xanh trên được Ban Quản lý dự án cho là bắt buộc. Nếu không di chuyển được thì không thể tiếp tục xử lý...

Theo quyết định 3099 của UBND TP Hà Nội, dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) làm chủ đầu tư. Để thi công tuyến đường này, hơn 1.300 cây xanh thuộc diện phải đánh chuyển, di dời, chặt hạ trước ngày 30/9/2017.

16-12-29_hng_cy_xnh_tren_duong_phm_vn_dong
Hàng cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng

Việc chặt hạ, di chuyển số cây xanh trên được Ban Quản lý dự án cho là bắt buộc. Nếu không di chuyển được thì không thể tiếp tục xử lý mặt bằng, phục vụ thi công. Tuyến đường trọng điểm Vành đai 3 đang có nguy cơ chậm tiến độ, phát sinh thêm chi phí “khủng”.

Theo phân tích của chủ đầu tư, đơn vị thi công và một số chuyên gia, “tội” của cây xà cừ thì nhiều. Đó là việc không gian trên đường phố của Hà Nội với nhiều công trình ngầm không đủ cho bộ rễ cây xà cừ phát triển, trong khi tán cây nặng, gốc rễ lại quá lớn, bị bó hẹp nên rễ ăn ngang, mất cân đối, dễ đổ ngã khi mưa bão. Xà cừ không phải là cây trồng đô thị, không có khả năng chống chịu tốt trong mùa mưa bão, giá trị kinh tế thấp.

Thống kê từ Cty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, từ năm 2014 đến 2016 có 132 cây xà cừ bị đổ trong mùa mưa bão, chiếm tỷ trọng lớn lượng cây gãy đổ, gây thiệt hại về người và tài sản. Để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão, đơn vị liên quan đã phải cắt các cành to, tán xòa rộng, mất cân đối, gây nguy hiểm. Vì vậy nhiều cây xà cừ không còn tán che mát, không đảm bảo cảnh quan.

Nhưng cũng có ý kiến khác nhằm bảo vệ hơn 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng với đề xuất rằng giữ nguyên đường hiện nay và chỉ dành cho các loại xe cơ giới lưu thông; phần đường mở rộng sang hai bên dành cho xe thô sơ di chuyển. Phương án này có các ưu điểm: phân làn đường, bảo đảm sự an toàn cho các phương tiện giao thông vận tải; giữ lại được cả hai hàng cây. Thiết nghĩ đó cũng là ý kiến đáng được các cấp có thẩm quyền lưu tâm.

Dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi với Ban quản lý dự án, rằng Báo cáo đánh giá tác động môi trường, hay khảo sát, tham vấn, thăm dò ý kiến người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của dự án đang ở đâu mà chưa thấy công bố(?). Bởi việc xây dựng, mở rộng đường Vành đai 3 thuộc diện buộc phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó, phải nêu chi tiết cả kế hoạch chặt hạ, di dời cây, do số cây mà Ban quản lý dự án muốn chặt hạ, di dời là một con số rất lớn.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã nói rất rõ về việc chặt hạ, chuyển hơn 1.300 cây xanh: “Tôi đã chỉ đạo sau khi lấy kiến nhân dân thì phải có trả lời rõ ràng".

Vâng! Nhân dân đang chờ được lấy ý kiến, và trách nhiệm của cơ quan chức năng là "làm ngay", dù muộn nhưng còn hơn không.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm