| Hotline: 0983.970.780

Cháu chỉ nhớ đến K dù chồng ở bên

Thứ Tư 12/03/2014 , 10:40 (GMT+7)

Hai vợ chồng cháu cãi nhau từ trong Tết, cũng chỉ vì tiền, về gia đình chồng. Nhà chồng sắp có chuyện vui nhưng không một ai điện cho cháu.

Kính gửi cô Dạ Hương!

Cháu là công chức cấp xã, chồng là bộ đội, có một cô con gái 4 tuổi. Cháu đã chuyển lên một tỉnh khác nơi chồng cháu đóng quân.

Hai vợ chồng cùng quê, học cùng cấp III, nhưng khi lên hai đại học thì hai đứa hai trường khác nhau. Những năm cuối đại học cháu yêu và đã quyết định kết hôn với K, cũng người cùng quê. Hai đứa rất yêu nhau nhưng gia đình K không đồng ý vì hai đứa cùng tuổi nên thôi. Xin nói thêm anh cũng là quân nhân.

Lấy nhau nhưng tình yêu không nhiều nên tình cảm từ phía cháu luôn thiếu thốn, thêm vào đó chồng ít khi về nhà. Hai vợ chồng rất hay cãi nhau về tiền, về bên gia đình chồng vì anh thường giấu cháu gửi tiền về quê anh, lại nữa anh em nhà anh cứ nghĩ vợ chồng cháu nhiều tiền lắm, luôn đòi hỏi.

Trong khi đó cháu mới thi công chức, lại mua một mảnh đất cũng mất rất nhiều tiền, số tiền đó đều do bố mẹ cháu cho và vay, cháu lại đang học thêm văn bằng hai nữa. Bố mẹ cháu đều làm ruộng, có thêm nghề phụ cũng có ít tiền nhưng rất vất vả. Cháu áy náy lắm nhưng không vay bố mẹ thì vay ai?

Chồng cháu lại không biết được tâm trạng của cháu. Xa gia đình, xa bố me, tiếng ở gần chồng mà như không gần. Hàng đêm cháu vẫn nói chuyện với K, đã có lúc cháu muốn một lần sống vì mình, lý trí không thể thắng nổi được suy nghĩ đó cô à.

Cháu nói thật với cô, tình yêu với K còn rất nhiều trong tim cháu, không thể quên được. 5 năm rồi cháu và K không gặp nhau nhưng vẫn liên lạc với nhau để nói về cuộc sống. 27 Tết cháu về quê và đã gặp anh. K muốn cháu và anh hãy sống hết mình một lần. Cháu đã bỏ chạy.

Nhưng rồi về đến nhà cháu lại muốn gặp K. Rồi không được cô ạ. Từ hôm đó đến nay cháu và K vẫn liên lạc, hẹn nhau nhưng cháu ở xa, anh lại đang nghỉ phép ở quê, đang xây nhà cùng gia đình. Anh nói anh rất bận, nếu cháu về quê thì hai đứa sẽ tìm cách, anh không lên được chỗ cháu.

Hai vợ chồng cháu cãi nhau từ trong Tết, cũng chỉ vì tiền, về gia đình chồng thôi. Nhà chồng sắp có chuyện vui nhưng không một ai điện cho cháu, cô thấy họ có khinh cháu không? Ngày trước cháu chưa thi được công chức vẫn phải tiêu tiền của chồng và bố mẹ cháu cho (cháu có kinh doanh nhỏ nữa) nhưng anh em nhà chồng luôn nói cháu ăn bám chồng. Từ những ức chế đó, tình cảm ít ỏi với chồng dần dần ít đi, tình yêu với K lại càng trỗi dậy.

Nói thật với cô, cháu là người có nhan sắc và có học hành, con nhà gia giáo, công việc ổn định, cháu tự nhận mình rất chăm chỉ, mà người khác cũng nói vậy. Ngoài giờ đi làm cháu nuôi gà vừa để cải thiện, vừa bán, trồng rau sạch để ăn, cháu không phải là người dễ dãi, ở cơ quan rất nhiều người để ý nhưng cháu gạt bỏ hết.

Cháu chỉ nhớ đến K, dù chồng có lúc ở bên. Cháu thương con cháu rất nhiều, cháu sợ gia đình tan vỡ, rồi con mình sẽ khổ. Nhưng cháu rất muốn bên K một lần rồi cháu lại về với gia đình. Lại là người vợ theo đúng ý chồng và chăm con.

Cô giấu e-mail cho cháu.

-------------------

Cháu thân mến!

Vì cháu yêu cầu tư vấn nhanh khi K còn nghỉ phép ở quê, mấy dòng reply không nói được hết ý của cô. Thư này đầy đủ hơn.

Cô quá tiếc cho cháu và K. Cả hai đều là trí thức, sao lại đầu hàng dễ dàng một chướng ngại là cùng tuổi? Cháu với chồng bây giờ cũng có lệch tuổi đâu. Cô biết dạng tình vào loại có thể “đem xuống tuyền đài” thì nó lý tưởng, xâu xé tâm can và nó có đời sống của một cây xương rồng sa mạc.

Vì sao cô ví nó là xương rồng chứ không là thứ cây nào khác? Là vì xương rồng bất chấp, lặng lẽ, tha thiết sống, nó không cần nước cần phân bón, nó vẫn hiên ngang tồn tại trong khắc nghiệt để rồi nó sẽ nở hoa.

Lấy chồng không tình yêu thì như vậy đó. Dù chồng là sĩ quan, dù cháu là trí thức, dù đã có con với nhau. Khi đã không có mãnh liệt và sâu sắc thì yếu tố tiền nong nó thường trực như một cái dằm không nhổ ra được.

Suy cho cùng, quan hệ vợ chồng có hôn nhân là gì? Là để sinh con đẻ cái, để thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý của lứa đôi, để là những thành viên thêm của tế bào xã hội VN. Xem ra các cháu không đến từ cơ sở đó, chỉ là lấy vợ lấy chồng khi sắp quá lứa, và bạn học cũ đó, cùng ngang cơ bằng cấp nhau, xứng đôi vừa lứa.

Rồi cháu sẽ tấm tức suốt đời. Cô không khuyên cháu bỏ chồng nhưng hễ một lần đốt cháy với K thì thôi rồi, ngôi nhà tạm bợ với chồng cháu cũng sẽ không còn. Khi tình chưa tới bằng một sự tiếp xúc thân xác thì tình khắc khoải, khi đã một lần thì tình dính chặt luôn, đó là sự kỳ lạ của tình yêu có thể xác.

Nếu K vẫn chưa có ai thì K chỉ có cháu trong tâm tưởng. K là quân nhân nên nếu K lấy vợ thì cũng lấy từ mai mối vội vàng thôi. Rồi sẽ có bi kịch y như cháu, không yêu vợ và sẽ cãi nhau suốt vì chuyện không đâu.

Hãy suy nghĩ kỹ để quyết định. Ly dị để đến với nhau cũng là một bài toán thông thường, không quái gở gì. Không có chuyện gặp nhau một lần rồi cháu quay về tận tụy với chồng con. Với con mình thôi, còn với chồng thì sẽ có cục lương tâm cắn rứt và quan trọng là không thể nguôi K dễ dàng như mình nghĩ.

Một khi nhà chồng không trọng mình thì mình nghĩa vụ lại vừa phải. Vẫn cố gắng lấy bằng 2 nếu mình đang theo đuổi, chính chuyên với đồng nghiệp dê xồm trong cơ quan và sống bằng những phẩm chất tháo vát, thu vén như mình có. Rồi thời gian sẽ đẩy cháu đi, về phía ai đó, còn tùy vào cơ duyên nữa.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm