| Hotline: 0983.970.780

Cháu không hứng thú gì cả, mà chỉ thấy chịu trận và chịu trận

Thứ Tư 31/05/2017 , 06:50 (GMT+7)

Lúc nào cháu cũng bị động rồi chậm chạp sau chồng, còn anh ấy thì hùng hục. Lúc nào kết thúc cháu cũng thấy sao mà nhầy nhụa chán ngắt vậy cô?

Cô Dạ Hương kính mến!

Cháu lấy chồng đã được 2 năm chứ không phải ngày một ngày hai. Không hiểu sao cháu chậm có bầu. Chồng cháu cũng là con trai duy nhất của ba má anh, dưới chồng cháu là hai em gái. Cô cũng biết ba má anh cũng sốt ruột cho chúng cháu rồi. Nhưng mà cháu nghĩ có lẽ do cháu chứ không phải do chồng.

Cô ơi, hồi thiếu nữ cháu kinh nguyệt không đều, sau đó, thời con gái, có lúc bị rong kinh. Cháu xanh xao vàng vọt, chỉ có 37 ký. Má cháu cho uống đủ thứ thuốc nam rồi thuốc bổ cháu mới mập ra, điều độ. Cháu yêu chồng cháu bây giờ lúc cháu 22 tuổi, vừa ra trường, nho nhỏ xinh xinh. So với thể lực của anh, chị gái cháu nói, giống một con chàng hiu với con ếch.

Không phải cháu giữ gìn như má với chị dặn đâu. Cũng có đi chơi, cũng ăn cơm trước kẻng đôi lần rồi mới cưới đó cô. Cháu không nói thì cô cũng đoán được thôi mà, con gái bây giờ mấy ai ngồi bó gối chờ đêm tân hôn đúng không cô? Nhưng mà cháu thấy những lần đó không suôn sẻ chút nào, nó lập cập, tại vì cháu không sẵn sàng. Hay tại vì cái gì cháu cũng không biết nữa.

Đám cưới nhiêu khê, nhiều thủ tục. Anh là đích tôn của ba đời, nhà khá giả. Cháu là con gái giữa của gia đình có ba chị em, kinh tế lại có phần nhỉnh hơn bên chồng nữa chứ. Cháu mệt đứ đừ vì bao nhiêu ngày chuẩn bị và tiến hành. Đêm tân hôn hai đứa ngồi đếm tiền thư giãn, nói thực dụng thì không phải nhưng mà người trong nhà mệt còn hơn chúng cháu, thôi thì hai đứa cáng đáng cái việc của mình, cũng vui. Sáng bảnh mắt mới lăn quay ra, mạnh ai nấy ngủ.

Đi trăng mật ở biển hẳn hoi đó cô. Khi đó cháu mới đủ tập trung để ngắm chồng, ngắm mình và lắng nghe cảm xúc của mình. Cháu làm sao vậy cô? Lúc nào cháu cũng bị động rồi chậm chạp sau chồng, còn anh ấy thì hùng hục. Lúc nào kết thúc cháu cũng thấy sao mà nhầy nhụa chán ngắt vậy cô?

Hai năm rồi. Cháu lãnh cảm sao cô? Cháu sợ. Má anh có ý giục chậm thì đi khám coi tại đứa nào. Chồng cưới khẩy bí hiểm, ý nói tại ai ảnh biết thừa nhưng chưa tiện nói ra. Cháu bị làm sao rồi cô. Cháu không hứng thú gì cả, mà chỉ thấy chịu trận và chịu trận. Chồng thì càng lúc càng cho xong việc, anh ấy không thèm tâm lý gì cả, anh còn phải nghỉ phải ngủ để đi làm, phải trực, phải đi cơ sở, phải viết báo cáo..

Cháu nghĩ tại cơ địa cháu, không thể có chồng hay là tại vì cháu đã cưới một người tưởng do tình yêu mà không phải. Cháu sợ giường chiếu, cháu tuyệt vọng với cuộc hôn nhân của mình đó cô.

----------------------

Cháu thân mến!

Đây là lá thư khá hiếm trong những thư xin tư vấn. Hiếm ở chỗ một phụ nữ lấy chồng hai năm mà vẫn cảm thấy trục trặc trong cảm xúc giường chiếu với chồng.

Cô không biết có phải do chênh lệch thể lực quá mà chồng cháu không dẫn dắt cháu từ từ vào mê đắm được. Lại nữa, mấy chữ hùng hục ở cháu tả cậu ấy, cô đoán, không biết có võ đoán không, thì tính cách cậu ấy có phần “hành động trước rồi mới giải trình sau”, đúng không? Lại nữa, việc này nó liên quan đến văn hóa nền, nghề nghiệp và sau đó mới là tố chất, tính tình.

Cháu là cô gái có thời nội tiết trồi sụt làm cho mình khốn khổ vì kinh nguyệt. Cháu nghĩ cơ địa mình có vấn đề cũng không phải không có căn cứ. Có những phụ nữ cần đàn ông mỗi ngày như Võ Tắc Thiên hay Từ Hy Thái Hậu, nhưng cũng không ít người sợ giường chiếu, gọi là lãnh cảm ấy. Do rất nhiều thứ cháu ơi. Người thì tuổi thơ bị tổn thương, người thì do cảm xúc nó như con ốc không mở ra được, người thì bệnh lý sợ đàn ông như chuột sợ mèo, thấy là co rúm luôn.

Cháu rất cần tự mình là bác sĩ tâm lý cho mình. Hãy bắt đầu từ chồng đi, cháu không lạ gì cơ thể của chồng nữa, nói cháu sợ cơ thể ấy cũng không đúng, nhưng có lẽ cháu sợ khi cậu ấy “xung trận”. Vậy thì rất nên nói thật với nhau, điều chỉnh, dạo đầu lãng mạn, cháu bày ra sự lãng mạn ấy xem sao. Nghe nhạc, thắp nến, nếu cần, thủ thỉ, nói với nhau những điều của tâm hồn, của con tim, của kỷ niệm. Và cháu cũng tập chủ động nữa chứ, tập dạn dĩ, tập tỏ bày, tập phiêu, đừng co rút mà chồng nhắm mắt cho qua và tự anh ta “dứt điểm”.

Phải thay đổi quan niệm về việc đó. Thấy nó thiêng liêng thì nó sẽ thiêng liêng, thấy sao trần trụi thú vật thì nó sẽ là như vậy. Cũng nên xem lại mình yêu hay chỉ thương và giờ thì thất vọng và chán. Chán việc đó, rồi sẽ trầm cảm, chán chường, thấy đúng là cực hình. Nếu không yêu mà cứ thì quá sai lầm, phải bắt đầu lại từ việc sửa chữa sai lầm ấy. Dù gì rất nên thận trọng, một cuộc tình, một cuộc hôn nhân chứ ít đâu, nhé cháu.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm